Archives de catégorie : Nữ TNXP

Cầu Cấm – những ngày bi tráng và lãng quên? [Dân trí]

(Dân trí) – Một địa danh nằm trên tuyến đường huyết mạch dẫn vào mặt trận phía Nam, mà ở đấy máu xương bộ đội, thanh niên xung phong đổ xuống không thể đo, đếm… đang bị quên lãng suốt hơn 46 năm qua!

Nụ cười ra quân thông đường thông cầu đội TNXP 69, Cầu Cấm năm 1966 (ảnh tư liệu).
Nụ cười ra quân thông đường thông cầu đội TNXP 69, Cầu Cấm năm 1966 (ảnh tư liệu).

Biết bao lần chúng tôi đã tới bến phà sông Gianh, phà Long Đại, phà Xuân Sơn, đường 20 “Quyết Thắng”, ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn – những địa danh máu lửa, khốc liệt thời chống Mỹ cứu nước. Ở đâu cũng bắt gặp tầng thấp, tầng cao hình khối kiến trúc mỹ thuật hoành tráng, tôn nghiêm với chất liệu xây lắp bền vững, muôn đời tưởng nhớ anh linh lớp lớp anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong ngã xuống vì non sông đất Việt. Riêng tập thể 13 liệt sỹ C317 TNXP (Truông Bồn) hy sinh ngày 31/10/1968 đã được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang năm 2007.

Mỗi lần dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, chúng tôi không khỏi bùi ngùi, xa xót, chạnh nhớ tới một địa danh nằm trên tuyến đường huyết mạch dẫn vào mặt trận phía Nam, mà ở đấy máu xương bộ đội, thanh niên xung phong đổ xuống không thể đo, đếm… đang bị quên lãng suốt gần 50 năm qua.

Lire la suite : Dan Tri, 10/12/2013.

  Liste des 15 jeunes sacrifiés originaires de la province de Nghe An :

Những người con xứ Nghệ đã xả thân, đổ máu xương vì sự sống tuyến đường vào miền Nam cách đây 46 năm gồm:

1 – Nguyễn Thị Tuyết, sinh năm 1948, Hưng Khánh, Hưng Nguyên, C815.

2 – Duy Thị Hoán, sinh 1948, Thanh Cát, Thanh Chương, C815, đảng viên, tiểu đội trưởng.

3 – Nguyễn Văn Đại, sinh 1947, Thanh Bình, Thanh Chương, C803.

4 – Hoàng Thị Liên, sinh năm 1945, xã Thanh Liên, Thanh Chương, C820.

5 – Trần Văn Lân, sinh năm 1946, xã Thanh Nho, Thanh Chương, đơn vị C823.

6 – Trần Thị Thái, sinh năm 1947, Thanh Hà, Thanh Chương, C819.

7 – Trần Thị Minh, sinh năm 1947, Hưng Thái, Hưng Nguyên, C794.

8 – Phan Văn Kim, sinh năm 1947, Thanh Bình, Thanh Chương, đơn vị C802.

9 – Nguyễn Thị Tỵ, sinh năm 1949, xã Thanh Bình, Thanh Chương, C830;

10 – Hồ Thị Thu, sinh năm 1948, xã Nam Đông, Nam Đàn, C809.

11 – Giản Tư Lợi sinh 1947, xã Thanh Cát, Thanh Chương, C32, tiểu đội trưởng.

12 – Phùng Thế Đường, sinh năm 1949, xã Nghi Thu, Nghi Lộc, C874, chiến sĩ phá bom nổ chậm.

13 – Nguyễn Trọng Vọng, sinh năm 1949, xã Nam Sơn, Nam Đàn, chiến sĩ phá bom nổ chậm.

14 – Hoàng Thị Xuân, sinh 1949, xã Thanh Lĩnh, Thanh Chương, C823.

15 – Trần Văn Hai sinh 1948, xã Thanh Đồng, Thanh Chương, C324, đội 65.

Tấm lòng của một cựu thanh niên xung phong

Chị Lê Thị Bạn - Chủ tịch Hội cựu Thanh niên xung phong © 2013 Dong Khoi
Chị Lê Thị Bạn – Chủ tịch Hội cựu Thanh niên xung phong © 2013 Dong Khoi

Trong chiến tranh, chị từng bị địch bắt, đánh đập, tra khảo tưởng không thể sống được. Nhưng đòn roi không quật ngã được ý chí của một người phụ nữ kiên trung với cách mạng.

Cũng với ý chí ấy, hòa bình, chị tiếp tục làm hết sức mình để góp phần chăm lo cho đồng đội xưa – những người thanh niên xung phong (TNXP) năm ấy, dẫu rằng, bản thân chị cũng đang mang bệnh. Đó là chuyện của chị Lê Thị Bạn (Thanh Hồng) – Chủ tịch Hội Cựu TNXP huyện Ba Tri.

Ý chí vượt lên sợ hãi và nỗi đau!

Lùi về quá khứ, chị kể, năm 17 tuổi, chị đã tham gia làm du kích xã, sau 2 tháng thì được các chú cho vào tham gia TNXP, đó là thời điểm năm 1967. Chị tham gia ở đội TNXP Nguyễn Văn Tư 2, được tín nhiệm giữ vai trò Tiểu đội phó.

Dẫu quá khứ đã qua đi gần 4 thập kỷ, nhưng với chị cũng như những người đã từng tham gia kháng chiến thì những ký ức về một thời kháng chiến mãi mãi không thể nào quên. Bởi “không có chiến công nào là không gian khổ, không có chiến thắng nào mà không đổ công lao”. Theo dòng ký ức của chị, trong quá trình tham gia kháng chiến, ở vai trò TNXP, chị nhớ nhất về một trận đánh. Đó là trận mà TNXP tiếp đạn cho pháo binh ở Phước Long (Giồng Trôm). Khi ấy, đội từ điểm đóng quân ở Phong Nẫm (Giồng Trôm) phải hành quân đi bộ đến xã Phước Long, không chỉ hành quân đi bộ, mà các chị còn phải vác đạn trên vai hàng chục cây số. Phía trên trục lộ chính thì địch bắn pháo rền vang. Phía xa, Tiểu đội (12 người) của chị men theo đường ruộng (đi vào ban đêm) theo chân giao liên dẫn đường để đến điểm tiếp đạn cho bộ đội. Do lội ruộng vào ban đêm nên rất nhiều chị em trong đội đã bị đỉa đeo chân nhưng ai cũng “ém sợ”, để làm tròn nhiệm vụ.

Lire la suite : Dong Khoi online, 20/10/2013.

Tấm lòng Đại tướng với thanh niên xung phong

Với ông Nguyễn Anh Liên – Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một Tổng tư lệnh kiệt xuất, một vị anh hùng trong lòng dân mà còn là một tri âm đồng điệu trong những giấc mơ đau đáu về những đồng đội TNXP.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với TNXP
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với TNXP

Lire la suite : Giao Thong Van Tai, 15/10/2013.

Giải quyết chế độ, chính sách đối với cựu TNXP: Cần sự quan tâm hơn nữa

Logo_TNXPCet article évoque la question du traitement des dossiers des anciens des Jeunesses de Choc. Le nombre général des anciens volontaires est revu à la hausse affichant désormais 420.000 personnes (contre environ 350.000, chiffre habituellement cité). Le taux de résolution des dossiers atteindrait actuellement 68% soit 280.000 personnes. Selon cet article, il reste environ 130.000 cas à résoudre (soit 32% du total). Plusieurs décennies après les différentes guerres, près d’un tiers des cas ne bénéficie d’aucune pension.

* * *

(HNM) – Cả nước có khoảng 420 nghìn cựu thanh niên xung phong (TNXP) trong diện hưởng chính sách người có công. Đến nay, hơn 280 nghìn trường hợp đã được giải quyết chế độ, chính sách (đạt 68%), trong đó TP Hà Nội có 30 nghìn người.

Tuy nhiên, cả nước hiện vẫn còn tới 130 nghìn cựu TNXP (chiếm 32%) chưa được hưởng chế độ, chính sách. Đây là vấn đề day dứt của cán bộ các cấp hội cựu TNXP và là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước…

Lire la suite : Ha Noi Moi, 21/09/2013. (par Linh Nhi).

Kỳ 1: Mái ấm của những cựu TNXP cô đơn

Portraits croisés de deux anciennes recrues des Jeunesses de Choc nées en 1947 dans la province de Thai Binh. Un regard sur la solitude et la solidarité entre “soeurs d’armes”.

Chuyện ghi ở một Trung tâm dưỡng lão

Kỳ 1: Mái ấm của những cựu TNXP cô đơn

Tại Trung tâm Dưỡng lão và hướng nghiệp, phát triển – tài năng trẻ Phật Tích (huyện Tiên Du, Bắc Ninh) nhiều phận người mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn đang nương tựa bên nhau. Không hẹn mà gặp, trong số 21 người cao tuổi ở đây, đa phần là những cựu thanh niên xung phong (TNXP) một thời máu lửa.

BàMai_TNXP
Bà Mai…

Bớt cô đơn cuối đời

Bà Nguyễn Thị Mai (sinh năm 1947, quê ở Hưng Hà, Thái Bình) ngồi lần từng đoạn chỉ đỏ để buộc lại chiếc máy trợ thính cũ kỹ. Năm 1967, khi đang là TNXP, bà Mai bị thương sau một trận oanh tạc và trở thành người điếc. Ở tuổi hai mươi, bà đã không còn nghe được những thanh âm trong trẻo của cuộc đời, vẳng bên tai chỉ còn là tiếng ù ù hỗn tạp. Thế nhưng, bà vẫn gắn bó tuổi thanh xuân với những con đường vắt vẻo trên lưng chừng núi vùng Tây Bắc. Rồi bà kết hôn với người đồng đội và 2 cậu con trai đã ra đời tại đơn vị của vợ chồng bà. Năm 1974, vợ chồng bà xuất ngũ về quê lập nghiệp. Những tưởng hạnh phúc sẽ mỉm cười với vợ chồng người chiến sỹ đã hy sinh tuổi xuân, sức khỏe nơi chiến trường, nhưng ai dè cuộc đời bà liên tiếp gặp bất hạnh.

Đứa con trai thứ 2 của bà Mai không may bị ngã bệnh mất khi mới lên 4 tuổi. Năm 1983, chồng bà Mai cũng qua đời sau một cơn bạo bệnh. Một mình, bà không quản ngày đêm bươn chải kiếm sống nuôi cậu con trai duy nhất còn lại khôn lớn. Chẳng ngờ cậu con trai – niềm hy vọng, chỗ dựa của bà làm nghề lái xe và bị bạn xấu rủ rê vào ma túy rồi bị chết. Con dâu dẫn 2 đứa cháu bỏ về quê ngoại ở Thái Nguyên, để bà già mắt kém, tai nghễnh ngãng sống cô đơn với những ký ức buồn. Bà tìm tới Trung tâm dưỡng lão này như một nơi để nương tựa tuổi già, để có người mà bầu bạn, sẻ chia nốt những ngày tháng cuối dốc cuộc đời.

BàTiêp_TNXP
… Bà Tiếp hạnh phúc khi ở Trung tâm Phật Tích lúc tuổi già

Gia đình thanh niên xung phong

Người bạn già đồng hương ở Trung tâm Phật Tích của bà Mai là bà Hà Thị Tiếp (sinh năm 1947, quê ở Đông Hưng, Thái Bình) cũng có cuộc sống đầy những éo le sau khi từ chiến trường trở về. Tháng 12/1965, cô gái vừa bước sang tuổi 18 này đã xung phong lên đường đi đảm bảo tuyến đường sắt Bắc Nam qua địa phận tỉnh Thanh Hóa. Năm 1968, đơn vị của bà Tiếp di chuyển vào khu vực Quảng Bình, Quảng Trị làm nhiệm vụ giữ gìn giao thông trên những tuyến đường huyết mạch nối với tiền tuyến. Những trận bom ác liệt kẻ thù điên cuồng dội xuống các cung đường suốt ngày đêm, bà Tiếp cùng đồng đội không sợ hiểm nguy lao ra bảo vệ cầu đường thông suốt. Bị nhiễm chất độc hóa học dioxin, rồi bị sốt rét ác tính giày vò thân xác, bà Tiếp xuất ngũ về quê năm 1971.

Dù có nhiều người dạm hỏi, mai mối, nhưng bà Tiếp không có ý định kết hôn. Bà chia sẻ: “Những đồng đội của tôi cuộc sống vốn khổ cực lại có những đứa con không lành lặn, rất tội nghiệp. Tôi không muốn mình sinh ra những đứa con phải khổ như thế, nên đành chấp nhận ở vậy. Hơn nữa, tôi cũng muốn dành nhiều thời gian chăm sóc cho bố mẹ lúc về già”. Chúng tôi hiểu rằng ở tận trong sâu thẳm tâm hồn bà là miền ký ức về mối tình đẹp. Bà đã gặp một người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, hai người hẹn hội ngộ vào ngày hòa bình lập lại. Nhưng rồi khi chiến tranh chấm dứt, bà đợi hoài vẫn không nhận được tin người yêu. Chờ đợi mỏi mòn cộng với nỗi lo bản thân bị di chứng chất độc dioxin, lại thêm gánh nặng cha già mẹ yếu khiến bà không dám nghĩ đến hạnh phúc riêng. Đến với Trung tâm Phật Tích, bà Hà Thị Tiếp được sống quanh những người bạn già, những người bạn chiến đấu khi xưa. “Trung tâm này như gia đình của tôi, giúp tôi cũng như nhiều cựu TNXP cảm thấy bớt phần cô đơn”, bà Tiếp tâm sự.

Bà Tiếp, bà Mai cùng những cựu TNXP ở Trung tâm này vẫn tham gia trong đội tăng gia, cùng nhau nhổ cỏ, xới đất, chăm sóc những mầm rau xanh, cùng nhau tập thể dục, đọc báo… Nương tựa bên những người đồng đội cũ, họ cảm thấy cuộc sống bình an và có ý nghĩa hơn.

Ngọc Vũ

Source : Giao Thong Van Tai, 05/09/2013.