Năm 1969 tôi ở khu Bốn về báo Tiền Phong làm phóng viên. Dạo đó Mỹ bắt đầu thực hiện kế hoạch ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở vào. Bom đạn ác liệt hơn vì số lượng bom vẫn thế mà bây giờ tập trung hạn chế vào một vùng. Đơn vị tôi ở trong đó một thời gian thì được chuyển ra cầu Hàm Rồng.
Từ cầu Hàm Rồng mình về báo Tiền Phong. Hà Nội vẫn thỉnh thoảng có báo động nhưng với người từ vùng chiến sự trở về, tiếng còi báo động như gió thoảng thôi. Ngạc nhiên hết sức khi thấy các sếp của báo đội mũ sắt đi rất nhanh xuống hầm trú ẩn – cái hầm ở trong nhà, giữa phòng khách nhà cũ. Còi báo an đã lâu các sếp mới trở lên.
Về báo Tiền Phong người tôi quý mến đầu tiên là anh Tất Vinh. Dạo đó các anh Bùi Ngọc Tấn, Mạc Lân đã rời khỏi báo rồi và cũng đang gặp chuyện. Không rõ có chuyện gì nhưng anh Tất Vinh trong câu chuyện kể với tôi thường bảo: Báo Tiền Phong trước có nhiều người khá đấy.
Anh Tất Vinh như cố ý ăn mặc luộm thuộm, quần ống thấp ống cao, lúc nào cũng như vội đi đâu. Anh bảo: Làm báo phải linh hoạt nghe chưa. Mày cứ ra ga Hàng Cỏ ấy, hỏi han người ta rồi phóng tác lên chứ lúc nào cũng đận đà trình tự như mày thì có đến mùa quít. Anh nói rồi kéo tôi thì thầm: Tao nói thế thôi chứ không được ẩu. Nghe tao một phần thôi! Viết lách phải cẩn thận. Chắc anh ấy muốn nói cái gì nhưng thấy tôi ngố quá lại thôi. Mà dạo đó ngố thật. Mới 20 tuổi lại ở rừng ra lại được giáo dục rất ngăn nắp nên nhiều chuyện phải trố mắt ra mà nhìn mà nghe.
Deux reportages sur le destin de Geneviève de Galard, infirmière à Dien Bien Phu : entretien avec KTO TV (émission du 26/03/2011) suivi d’un message vidéographique de Mme de Galard aux Américains à l’occasion de la parution de son livre aux Etats-Unis.
Geneviève de Galard a 20 ans quand démarre la guerre d’Indochine. Comme beaucoup des siens elle rêve de servir la France, s’engage comme convoyeuse de l’armée de l’air et soigne les blessés à bord. En Mars 1954, son avion ne peut plus décoller de Dien Bien Phu. Pendant 2 mois, elle sera la seule femme au milieu de 15 000 soldats et n’aura de cesse de les soigner, les apaiser et tenter de redonner à chacun un peu d’espoir. Elle en gardera un joli surnom : “l’ange de Dien Bien Phu”.
Réalisée avec un budget de plus de 20 milliards de dong (environ 600.000 euros), une nouvelle série télévisée dédiée aux Jeunesses de choc du Sud est projetée en début de semaine (lundi, mardi et mercredi) à 20h35 sur la chaîne VTV1. Intitulée “La route mythique 1C”, elle déroule au fil de ses 22 épisodes le combat épique et ardu de ces groupes de jeunesse dans l’Ouest du delta du Mékong (Tay Nam Bo) en guerre. La production n’a pas lésiné sur les moyens pour restituer le réalisme d’un des fronts de guerre les plus meurtriers du Sud : 457 fusils, 1.500 kg d’explosifs, 2.800 détonateurs, des milliers de fumigènes noirs et blancs ou de toutes sortes de couleurs, 2 hélicoptères américains, des blindés, des jeeps, des centaines de barques. Le film retrace les exploits, le sacrifice et les douleurs de l’Unité 1 (Lien Doi 1) engagée dans plus de deux cents combats pendant une période de “2.000 jours et nuits”. Les 800 combattants de cette unité ont accueilli plus de 20.000 cadres, fantassins, blessés, et fait transiter dans cette zone de résistance plus de 13.000 tonnes d’armes ainsi que des milliers de tonnes de nourriture ou de médicaments. Issue d’une commande du Ministère de la culture, du sport et du tourisme, cette série entièrement consacrée aux combattants du Sud est assez rare pour ne pas être signalée.
ANTĐ – Huyền thoại 1C – bộ phim truyền hình 22 tập tái hiện cuộc chiến đấu khốc liệt của lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) miền Tây Nam bộ trên tuyến đường 1C bắt đầu lên sóng VTV1 vào 20h35 các ngày thứ 2, thứ 3, thứ 4. Bộ phim hứa hẹn mang đến những thước phim sống động về “một thời để nhớ”, về tinh thần chiến đấu của lực lượng TNXP.
Notre avis : En un peu moins de six minutes, ces élèves de 1ère ES ont réussi l’exploit de résumer en quelques dates clés la mobilisation des femmes en RDVN pendant la période de la guerre tout en échappant en partie au discours officiel. Ainsi est rappelé d’emblée la dimension “guerre civile”du conflit. Le rôle des Jeunes volontaires (TNXP) sur le front et leurs difficiles conditions de vie sur la piste Ho Chi Minh est évoqué ainsi que la campagne dites des “Trois charges” (production, famille, patrie). La seconde partie s’intéresse aux productions artistiques faisant référence au rôle des femmes pendant la guerre puis bifurque sur l’aspect commémoratif de leur sacrifice : remise de la médaille Ho Chi Minh à 1718 femmes ; reconnaissance du statut de Mères héroïques à 44253 femmes dont les enfants ont été tués à la guerre (exemple de Nguyen Thi Thu à l’appui) ou encore édification d’un imposant mémorial TNXP à Dong Loc.
Quelques portraits sont mis en avant au long du court récit : celui de Truong Thi Khue, capitaine de la 7e compagnie, de Nguyen Thi Lien, ouvrière dans une usine de textile, de Dang Thuy Tram, infirmière sur le front et auteure d’un journal intime publié trente cinq ans après ans après sa mort [1], celui de Ngo Thi Tuyen, milicienne sur le 17e Parallèle puis de Vo Thi Thang, membre d’un commando Viet-Cong spécialisé dans le terrorisme urbain. Le reportage se termine sur le sort de Nguyen Thi Nhung qui, blessée pendant la guerre et soumise à des troubles mentaux, ne reçoit aucune pension. Il soulève de cette façon les difficultés qu’ont certaines anciennes volontaires des Jeunesses de choc d’accéder à un statut et de bénéficier d’une aide de l’État aussi modeste soit-elle.
Réalisé à Hanoi, il était difficile d’évoquer le destin des vaincues, égéries, espionnes, combattantes, miliciennes de la République du Viêt-Nam dont le rôle fut bien moindre dans l’exercice direct de la guerre. On notera au passage que les “cartes militaires de femmes” présentées à 1’37 sont en fait des cartes d’identité classiques appartenant à des femmes de la République du Viêt-Nam (Sud).
Pour un travail scolaire réalisé au Viêt-Nam, soulignons l’originalité et la pertinence de cette initiative.
FG, 22/06/2013.
[1] Véritable best-seller, le texte fut publié la première fois à Hanoi en 2005 puis traduit en français. Dang Thuy Tram, Les carnets retrouvés (1968-1970), Arles, éditions Philippe Picquier, 2010.
Đọc truyện ngắn Hương hoa gạo của nhà văn Dương Hướng.
Viết nhiều đề tài, trong đó, nhà văn Dương Hướng dành nhiều tâm huyết của mình cho những trang viết về chiến tranh. Tôi đọc truyện ngắn Hương hoa gạo, một trong những câu chuyện viết về đề tài ấy đã lâu, vậy mà trong lòng vẫn còn lại nỗi day dứt không nguôi.
Binh trạm nhỏ – căn nhà của má Sâm đã trở thành nơi qua lại của bao người lính đi từ căn cứ sang vùng địch. Cái tình quân dân, cái tình bà má Sâm và 4 người lính Sơn, Toán, Đào phát sinh trong hoàn cảnh ấy nhưng đặc biệt nhất. Trong chiến tranh, bom đạn dày đặc, cái sống cận kề cái chết nhưng có những ngày đáng nhớ nhất với má Sâm. Đó là vì má có 4 người lính không biết từ bao giờ đã trở nên thân thiết như người thân của má với biết bao chuyện vừa gần gũi, vừa cảm động. Má đã coi lũ lính ấy vừa như người thân, vừa là điểm tựa để vượt qua những khắc nghiệt của bom đạn, hơn thế là điểm tựa để má vượt qua nỗi cô đơn, nỗi đau khi mà chồng, con trai và con dâu má đã hy sinh cho cuộc chiến…Hết chiến tranh, cuộc sống bình yên trở lại nhưng sự bình yên trong lòng má thì chưa hết, bởi lẽ, lũ lính của má chưa về, lời hứa của má và 4 người lính ấy chưa thực hiện được. Má Sâm và con gái má, con Quế, một già, một trẻ sống bên gốc gạo chờ đợi. Cây gạo cùng má Sâm đi qua chiến tranh thật kiên cường, có lúc bị bom ngỡ chết nay hồi sinh trở lại, nở hoa đỏ rực, toả hương thơm ngát. Nhưng con gái má thì chưa gặp được người lính nào trong lũ lính của má ngày ấy để kết duyên như lời hứa… Hương hoa gạo đưa người đọc vào một câu chuyện có thể có nhiều cái kết khác nhau. Người xem cứ thấp thỏm đọc để biết cuối cùng ra sao. Hồi hộp vậy nhưng không nóng ruột vì nhà văn biết gây hấp dẫn bằng vốn ký ức tham gia quân đội của mình với vô vàn câu chuyện sinh động. Đó cũng là dòng hồi ức thiêng liêng, cảm động của bà má Sâm với cánh lính. Chẳng thế mà chiến tranh qua rồi má Sâm vẫn không quên lời hứa, không quên những người lính ấy. Cái tình của nhân vật cứ quyến luyến người đọc…
Từ đầu câu chuyện, người đọc cứ phấp phỏng lo sợ một điều gì đó cho các nhân vật chính, người mẹ già và cô gái đang mỏi mắt trông đợi những chàng trai của chiến trường năm xưa, những người xem má Sâm như mẹ mình và là người chống hứa gả của cô gái. Các chàng trai, những người lính chiến ấy đi qua ngôi nhà của má Sâm như bao người từng đi qua nhưng đã để lại ấn tượng đặc biệt. Và sau cuộc chiến, họ vẫn đi vào cuộc sống hàng ngày của má Sâm với những câu chuyện má kể cho con gái nghe, riêng cô gái, cô đã yêu họ từ chính câu chuyện của mẹ mình. Khắc họa hình tượng những người phụ nữ trở thành bến đợi để thể hiện sự mất mát, nỗi đau của chiến tranh, câu chuyện ấy không hiếm trong văn học Việt Nam. Với Hương hoa gạo của nhà văn Dương Hướng, cũng là một số phận như thế. Nhưng khi tác giả bạo dạn tạo một kết cuộc điếng người: 3 trong 4 người lính ấy đã hy sinh, người duy nhất còn lại bị thương tật dị dạng khủng khiếp… Kết cuộc ấy như xé toạc nỗi đau âm ỉ bao năm của 2 người phụ nữ, làm vỡ ra nỗi xúc động kìm nén, khiến người đọc phải chảy nước mắt… Có lẽ, nếu cả 4 người lính ấy đều hy sinh thì 2 mẹ con má Sâm vẫn mãi sống trong chờ đợi với những hồi ức đẹp đẽ, hy vọng xen lẫn chút trách cứ. Nhưng họ lại trở về mà không như mong đợi của má Sâm… để cho nỗi đau đớn lại bắt đầu. Chỉ có điều, họ vẫn là những người lính đẹp đẽ như xưa trong lòng má Sâm và con gái. Họ, người không trở về được đã nằm xuống vì đất nước, như quy luật mỗi cuộc chiến đều có những hy sinh. Còn người đã trở về vẫn không nguôi quên lời hứa, hình hài anh dẫu thương tật đến sởn da gà vẫn có một trái tim cao thượng, vẫn nghĩ bằng tình cảm đẹp đẽ cho người còn sống. Anh muốn bằng sự im lặng của mình không tạo ra nỗi khiếp sợ hay gánh nặng cho những người anh yêu quý dẫu lòng vẫn hướng về họ. Chỉ đến khi biết sự thật, những người bạn của mình không ai có thể làm tròn được lời hứa với má Sâm thì anh mới vội vã tìm về. Cuộc gặp mặt ban đầu là sự hồi hộp, vui sướng của mẹ con má Sâm nhưng càng về sau những nỗi đau càng ập tới không ngừng. Giá như mẹ con má Sâm không chờ đợi những người lính ấy đến thế, họ đã trở thành niềm tin trong cuộc sống không thể thay thế. Giá như Sơn – người lính còn sống duy nhất ấy không nặng tình đến vậy, giá như họ đã không sống hết mình với nhau đến thế, giá như họ không sống đẹp như thế thì nỗi đau ngày gặp lại cũng vơi bớt. Bi kịch ấy làm người đọc xót xa…
Hương hoa gạo là câu chuyện xúc động với phần kết được viết rất trau chuốt, tinh tế tạo thành cao trào dâng lên nỗi xót thương cho số phận nhân vật, những con người đã đi qua cuộc chiến mà nỗi mất mát vẫn còn đeo đẳng mãi họ. Giá trị của hoà bình, của cuộc sống hôm nay phải đổi bằng máu, nước mắt và cả sự hy sinh mòn mỏi đợi chờ của những người mẹ, người phụ nữ… Đọc Hương hoa gạo, nhất là vào những ngày tháng 7 đầy ý nghĩa này càng thêm một lần nhắc nhở chúng ta điều ấy!