Archives par mot-clé : droits de l’homme

Phạm Thanh Nghiên : Dẫu chỉ một ngày [Même s’il ne s’agit que d’un jour]

Un message de la blogueuse Pham Thanh Nghien. Demain, le 11 juin 2015, elle se mettra en grève de la faim par solidarité et pour protester contre l’emprisonnement de la blogueuse Ta Phong Tan, également en grève de la faim depuis 29 jours et actuellement dans une situation critique. Le 30e jour de grève de Ta Phong Tan sera célébré par cette action solidaire de Pham Thanh Nghien “même s’il ne s’agit que d’un jour”… La lutte opiniâtre de deux femmes de tête en faveur de la liberté, des droits humains et de la démocratie.

PhamThanhNghienPham Thanh Nghien présentant le portrait de Ta Phong Tan accompagné de la mention “29e jour [de grève de la faim]” © 2015 Dan Lam Bao

Ngày mai 11 tháng 6 năm 2015, tôi sẽ tuyệt thực để như là một cách bày tỏ sự đồng cảm, sự sẻ chia nỗi khổ đau mà Tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần đang phải gánh chịu trong nhà tù cộng sản.

Ngày mai, Blogger Tạ Phong Tần sẽ bước sang ngày thứ 30 tuyệt thực trong nhà tù để phản đối hành vi ngược đãi tù nhân chính trị của cán bộ Trại giam số 5 Thanh Hóa.

Một ngày so với ba mươi ngày là quá ít ỏi. Nhưng với tình trạng sức khỏe của một người bệnh đang phải điều trị tại nhà sau khi ra viện, và với thân phận của một người tù đang bị quản chế, tôi không thể làm nhiều hơn những gì mình mong muốn.

Hành động rất nhỏ bé này, xin được góp một tiếng nói, góp một bàn tay cho bước hai của chiến dịch Nhân quyền 2015 “tranh đấu cho Tù Nhân Lương Tâm” tại Việt Nam.

Hành động rất nhỏ bé này cũng là để “bày tỏ sự khâm phục và sẻ chia tinh thần tranh đấu” với Blogger Tạ Phong Tần cũng như với tất cả những Tù Nhân Lương Tâm can trường khác: Bùi Thị Minh Hằng, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Trần Huỳnh Duy Thức, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Đặng Xuân Diệu, Ngô Hào…

 Và qua hành động rất nhỏ bé này xin được gửi một lời nhắn nhủ rằng “Không một ai phải độc hành trên con đường tìm kiếm Tự do và Công bằng cho dù người đó đang trong chốn ngục tù.”

Hy vọng, cuộc tuyệt thực của người phụ nữ phi thường Tạ Phong Tần trong nhà tù sẽ được công luận và những người yêu chuộng tự do- công lý quan tâm, tiếp sức như đã dành những điều ấy cho cuộc tuyệt thực của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, của Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Hải Phòng ngày 10 tháng 6 năm 2015.

Source : Dan Lam Bao + Blog de Pham Thanh Nghien

Civil Rights Defender of the Year Award 2015 goes to Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Civil Rights Defenders is delighted to announce the 2015 Civil Rights Defender of the Year. Ms. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh this year’s recipient is Coordinator for the Vietnamese Bloggers Network and well known for her use of social media to speak out against injustices and human rights abuses in Vietnam.

Quỳnh has been blogging under the pseudonym of Me Nam (Mother Mushroom) and has openly criticised the Vietnamese government over human rights abuses and corruption. She began blogging in early 2006 when she paid a visit to a hospital and witnessed many poor people in the hot sun desperately waiting for treatment, but ignored because they lacked money to bribe hospital officials.

Quoted on her award diploma Civil Rights Defenders sums up the wonderful spirit of this worthy recipient. “At great personal risk, Me Nam has been right at the forefront of human rights activism in Vietnam. With creativity and openness, she is a source of inspiration as she breaks new ground for freedom of expression and speaks out for those who can’t.”

Her personal motivation for blogging about injustices in Vietnam comes down to a very simple and personal reason, which she sums up in her own words; “I do not want my children to struggle and do what I’m doing now.”

Source : Civil Rights Defenders, 10/04/2015

Voir aussi l’interview :

The Kim Nhung Show: Phỏng vấn Blogger Huỳnh Thục Vy

Interview avec la jeune blogueuse Huynh Thuc Vy sur la situation du Viêt Nam actuel. L’entretien aborde la question de l’héritage de la guerre sur les esprits, le fond culturel à la fois paysan et confucéen, la nature du régime communiste vietnamien et le contrôle culturel exercé sur le pays par le PCV… Elle évoque la nécessaire évolution des mentalités de la population et le rôle des intellectuels pour faire avancer la lutte pour un Viêt Nam démocratique respectueux des droits de l’homme. Cette interview est suivie d’un message en anglais de la jeune blogueuse pour alerter l’opinion publique sur les violences policières exercées contre les dissidents vietnamiens. Elle s’exprime en tant que représentante de l’Association des femmes vietnamiennes pour les droits de l’homme.

Chương trình THE KIM NHUNG SHOW kỳ này có dịp trò chuyện cùng Blogger Huỳnh Thục Vy tại Việt Nam qua đường dây điện thoại để tìm hiểu về căn nguyên của vấn đề cũng như những bế tắc về tình hình đất nước. Thế hệ con ông cháu cha trong nước sẽ có những đóng góp gì trong công cuộc thay đổi đất nước hiện nay khi họ đang dần dần thay thế vào các vị trí lãnh đạo? Mời quý vị cùng theo dõi.

Source : Viet Thuc

Stop Torture and Violence in Vietnam

I am Huynh Thuc Vy, a dissident blogger, a human rights defender in Vietnam. While I am sharing these words with you, torture and violence against civilians, especially dissidents still continue and get more serious.

The universal principles: Freedom, Democracy and Human rights are “luxurious things to our people. Farmers are displaced from their land. Workers are exploited in factories. Protesters are brutally beaten due to their gathering to express peaceful patriotism.

We really want to enjoy Democracy. We really want to get Freedom. We really want to have Human Rights. These values are protected and promoted in your countries, but in our country, we have to pay a high price for them.

We might be imprisoned because of exercising the rights to freedom of religion, expression, peaceful assembly, and association.

How will the future of our country be with violence encouraged by the authorities? How will our children grow up when they usually see their parents beaten. We fail to enjoy peaceful lives and fail to contribute to building our country because law enforcement agencies do not hesitate to brazenly violate human rights.

We want to tell the world that we just really want to exercise our fundamental rights.

What would you to help us? Share this video and take actions to tell the Vietnamese authorities to:

Return land to poor petitioners!
Return the right to freedom of trade union to labors.
Return the right to freedom of expression to our people!
Return pagodas and churches to congregations!
Free all prisoners of conscience!

With this video, I may ask you to help us:
Stop violence! Stop torture in Vietnam!

Source : YouTube, vidéo postée le 28 novembre 2014.

Thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam bị hành hung

La jeune blogueuse Nguyen Hoang Vi (née en 1987) frappée dans la rue en plein jour par trois inconnues. Membre du Réseau des Blogueurs du Viêt-Nam, Hoang Vi est une militante des droits de l’homme et du droit à l’information.

Blogger Nguyễn Hoàng Vi, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam, bị hành hung 1 ngày trước ngày Quốc tế Nhân quyền, 10/12. Hòa Ái có cuộc trao đổi ngắn qua điện thoại sau khi vụ việc xảy ra. Cô Nguyễn Hoàng Vi cho biết 3 người phụ nữ lạ mặt tấn công khi cô đang đi trên đường vào chiều hôm thứ Ba.

Lire son interview sur RFA, 10/12/2014.

Pham Thanh Nghien : être prisonnier d’opinion au Viêt-Nam, témoignage

La dissidente Pham Thanh Nghien expose dans une vidéo de 4’40 la situation des prisonniers d’opinion, leur isolement, les mauvais traitements dont ils sont victimes et témoigne de son expérience personnelle dans les geôles communistes. Son court appel à la solidarité envers les prisonniers fut présenté aux Auditions du Parlement canadien sur les violations des droits de l’homme au Viêt-Nam le 29 mai 2014.

Bản Tham luận của Phạm Thanh Nghiên về Tình Trạng Dã Man Trong Nhà Tù đối với Tù Nhân Lương Tâm

Kính chào quý vị! 

Xin cảm ơn quý vị đã dành cho tôi đặc ân để nói về một trong những thảm nạn mà người dân Việt Nam luôn phải đối mặt trong một đất nước mà Nhân quyền bị trà đạp: đó là Tình trạng tù nhân lương tâm bị đối xử dã man trong các nhà tù.

Là một nạn nhân và nhân chứng trực tiếp, tôi thấy mình may mắn hơn hàng vạn tù nhân hình sự và hàng ngàn Tù nhân lương tâm, Tù nhân chính trị khác khi được kể về những gì mình trải qua và chứng kiến.

Bên cạnh những nội quy chung, các cán bộ trại giam còn đặt ra nhiều luật lệ để trừng trị người tù. Tôi đã từng bị biệt giam hơn 4 tháng trong một buồng kín mít, rộng chưa đầy 6m2 với duy nhất 6 lỗ thông hơi to bằng chiếc nắp chai. Mỗi ngày được ra ngoài hai lần vào buổi sáng và chiều để làm vệ sinh cá nhân. Mỗi lần không quá ba mươi phút. Nhưng chưa đến nỗi bi đát như những người tử tù. Kể từ khi bị tuyên án tử hình, tù nhân bị đưa về phòng biệt giam, bị cùm chân tại chỗ hai tư trên hai tư giờ cho đến khi có lệnh ân xá tha tội chết của Chủ tịch nước, hoặc chờ đến ngày ra pháp trường. Mà thời gian bị cùm để chờ đợi có thể kéo dài 5 năm, 7 năm thậm chí mười năm trời.

Tại các buồng giam chung, chiều rộng chỗ nằm chỉ rộng từ 40 tới 80 cm, tùy thuộc số lượng tù nhân. Có sự khác biệt về điều kiện giam giữ giữa các nhà tù, trong từng giai đoạn cụ thể. Ngay cả trong cùng một trại giam, mỗi Giám thị cũng có thể tùy tiện thay đổi và áp dụng các quy định theo cách riêng của họ, thường là theo hướng bất lợi cho tù nhân. Ví dụ năm 2011 tại phân trại số 4, trại 5 Thanh Hóa nơi tôi bị giam, Ban giám thị đã bắt tù nhân phải tháo bỏ hết những chiếc quạt điện cá nhân trong mùa hè, và lột hết các tấm nệm nằm vào mùa đông. Nhiệt độ mùa hè ở Thanh Hóa có khi lên tới hơn 40 độ C, mùa đông xuống thấp còn 8 đến 9 độ.

Nơi đây hiện đang giam cầm ba tù nhân lương tâm là Võ Thị Thu Thủy, Tạ Phong Tần và Hồ Thị Bích Khương.

Một số TNLT nữ khác như chị Mai Thị Dung, Trần Thị Thúy, Đỗ Thị Minh Hạnh… là nạn nhân của nạn cưỡng bức lao động. TNLT lúc nào cũng là nạn nhân của tình trạng phân biệt đối xử, bạo hành tinh thần, đối mặt với bệnh tật mà không được chữa trị hoặc chữa trị lấy lệ khi có sự can thiệp từ bên ngoài. Một số người đã phải bỏ mạng trong tù vì bệnh tật và suy kiệt như ông Trương Văn Sương, Nguyễn Văn Trại, Bùi Đăng Thủy. Linh mục Nguyễn Văn Vàng bị bệnh, bị bỏ đói và chết trong khi đang bị cùm. Ông Đinh Đăng Định, đã qua đời chỉ ít hôm sau khi trở về nhà. Ông Nguyễn Hữu Cầu được chỉ tự do sau 32 năm, với một thân thể tàn tạ. Và còn nhiều người khác đang đối mặt với hiểm nguy và bệnh tật: LM Nguyễn Văn Lý, các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Ngô Hào, các chị Đỗ Thi Minh Hạnh, Mai Thị Dung, Hồ Thị Bích Khương…

Chưa kể, “quyền được chăm sóc y tế” luôn được chính quyền sử dụng làm điều kiện mặc cả để đổi lấy “yếu tố nhận tội”. Đáng lo nhất là tình trạng chị Mai Thị Dung. Chị không đi nổi, phải có người dìu hai bên nhưng vẫn không được chữa bệnh chỉ vì “không nhận tội”.

Thức ăn, sách báo, kinh thánh, thời gian thăm gặp gia đình đều được sử dụng để gây áp lực cho tù nhân trong quá trình thụ án.

Giao tiếp là nhu cầu tự nhiên của con người nhưng chúng tôi, những TNLT hoàn toàn bị cô lập với các tù nhân khác. Một số người bị biệt giam cho đến ngày mãn án. Nếu giam chung, chúng tôi luôn phải đối mặt với những đòn thù của thường phạm theo chỉ thị ngầm của cai tù như bị đánh đập, chửi bới, bị đe dọa và xúc phạm.

Thưa quý vị,

Với bốn phút ít ỏi tôi không thể liệt kê hết sự tàn bạo của nhà tù cộng sản. Nơi chôn vùi hàng ngàn người tù oan hoặc không oan. Và đang giam cầm bao nhiêu thân phận khác. Xin dành những giây cuối này để nhắc đến những nữ tù nhân lương tâm trung kiên mà chúng ta ít có dịp nhắc tới: Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Lê Thị Kim Thu, Dương Thị Tròn, Đặng Ngọc Minh, Phạm Thị Phượng, Đỗ Thị Hồng, Võ Thị Thu Thủy… và còn nhiều người khác nữa.

Nhưng, nhà tù không chỉ là bốn bức tường kín mít với hàng rào dây kẽm gai và những luật lệ giết người. Sau khi được trở về, chúng tôi tiếp tục chịu án quản chế mà thực chất là bị cầm tù tại gia: không được đi khỏi địa phương thậm chí không được ra khỏi nhà; bị tước cơ hội kiếm việc làm; việc chăm sóc y tế bị cấm đoán, bạn bè tới thăm hỏi động viên đều có thể bị công an bắt giữ hoặc bị những kẻ lạ vô cớ tấn công.

Nhân danh những công dân, những dân biểu tại một Quốc gia văn mình, xin Quý vị hãy đồng hành với chúng tôi trên con đường tìm kiếm Tự do và Công lý cho người dân Việt Nam. Cảm ơn quý vị đã lắng nghe!

Phạm Thanh Nghiên

Source : Pham Thanh Nghien Blog