Archives de catégorie : Nữ TNXP

Trở về Ngã ba Ðồng Lộc – Retour au carrefour de Dong Loc

Retour à Dong Loc, reportage de Phan The Cai. 45 ans après, le carrefour de Dong Loc reste le haut lieu du sacrifice des TNXP pendant la guerre du Viêt-Nam.

Chị Võ Thị Tần. Sinh năm 1944. Thiên Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh © Bui Tuan
Chị Võ Thị Tần. Sinh năm 1944.
Thiên Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh © Bui Tuan

45 năm đã đi qua, Ngã ba Ðồng Lộc trở thành địa chỉ đỏ cho hàng triệu người con Việt Nam và bè bạn quốc tế tìm về tri ân và ôn lại một thời hào hùng, máu lửa. Một ngã ba Anh hùng đã ghi dấu chiến công của bao anh hùng, liệt sĩ và hôm nay đang vươn mình đổi thay, giàu đẹp.

Hành hương về địa chỉ đỏ

Nhắc tới “Ngã ba Ðồng Lộc” ai cũng bồi hồi xúc động và tự hào. Bao nhiêu người đã ngã xuống và những nhân chứng lịch sử vẫn còn đây. Còn đây Anh hùng La Thị Tám, người đứng trên đỉnh núi Mòi “đếm từng loạt bom rơi”. Còn đây dũng sĩ lái máy gạt Uông Xuân Lý. Còn đây những cựu thanh niên xung phong, những công nhân giao thông vận tải san lấp hố bom, vác đá vá đường. Những chiến sĩ pháo thủ, những lái xe “ngẩng đầu cao trong sáng tuyệt vời”. Với khát vọng đất nước độc lập, hòa bình, họ xem cái chết nhẹ như lông hồng.

Về với Ðồng Lộc, tất cả cùng ngước lên Tượng đài chiến thắng để soi lại mình, thức dậy những kỷ niệm còn tươi rói, nụ cười đồng đội, chân dung đồng đội. Những ngày này, khu mộ 10 cô gái thanh niên xung phong tuổi đôi mươi luôn có những vòng hoa trắng, những nén hương khấn nguyện. Bao nhiêu “cuộc chia ly màu đỏ” bây giờ trở lại Ðồng Lộc ai chẳng có một nỗi niềm riêng. Nhiều người vẫn nhắc tới Vương Ðình Nhỏ, Nguyễn Tri Ân, Nguyễn Tiến Tuẩn… Dòng người về Ðồng Lộc ngày mỗi dài thêm. Có những người đã một thời chiến trận khi trở về với miền ký ức, họ chỉnh trang lại quân phục cũ, gắn trên ngực huân, huy chương. Tuổi trẻ cũng trong trang phục mầu xanh, vành mũ tai bèo. Họ hát lại bài ca một thời đã hát, băng qua những ngọn đồi, con suối một thời đã qua.

Lire la suite : Nhân Dân, 26/07/2013.

Gặp nữ TNXP duy nhất sống sót khi 13 đồng đội hy sinh

Retour sur le destin remarquable de Tran Thi Thong, chef d’une brigade des Jeunesses de choc et seule survivante à l’issue d’un bombardement américain le 31 octobre 1968 à Truong Bon (province de Nghe An).

Ngày truyền thống lực lượng TNXP 15/7:

Gặp nữ TNXP duy nhất sống sót khi 13 đồng đội hy sinh.

(Dân trí) – Đã 45 năm trôi qua kể từ ngày 13 TNXP ngã xuống ở Truông Bồn – trước thời điểm Mỹ thực hiện “ném bom hạn chế” miền Bắc vài giờ. Ký ức đau thương ấy vẫn hằn nguyên trong tâm trí của tiểu đội trưởng Trần Thị Thông.

Ba_TranThiThong_tre
Tiểu đội trưởng Trần Thị Thông ngày trẻ

Sống bám cầu, bám đường…

Từ quê lúa Yên Thành, Trần Thị Thông (SN 1944) xung phong vào lực lượng TNXP tỉnh Nghệ An. Sau một thời gian tham gia mở đường tại Tân Kỳ, Cầu Cấm (Nghi Lộc), Rú Gang – Rú Đụn, Nam Thượng (Nam Đàn)… đại đội TNXP 317 được điều động về Truông Bồn (Mỹ Sơn, Đô Lương, Nghệ An).

Truông Bồn là huyết mạch giao thông chi viện nhân tài, vật lực cho chiến trường phía Nam. Bởi vậy đây cũng là điểm bị địch đánh phá ác liệt. “Ngày chúng tôi được lệnh lên đây mở đường, con đường huyết mạch giao thông chỉ là một đường chật hẹp, ô tô chạy như “lướt trên ngọn cây”. Lực lượng TNXP chúng tôi có nhiệm vụ mở rộng đường, san lấp các hố bom, đảm bảo cho con đường huyết mạch này được thông suốt dưới sự quần đảo suốt ngày đêm của máy bay Mỹ”, tiểu đội trưởng Trần Thị Thông nhớ lại.

Đọc tiếp : Dan Tri, 15/07/2013.

TNXP : la commémoration du 15 juillet (15-7-1950 – 15-7-2013)

logoHoiCuuTNXPLe 15 juillet est la journée officielle de commémoration de la création du corps des Jeunesses de choc en RDVN (12 juillet 1950). Les associations de vétérans organisent des cérémonies mémorielles dans les provinces concernées par les campagnes de recrutement pendant la guerre du Viêt-Nam. A Thanh Hoa, la célébration du 63ème anniversaire a une résonance particulière car cette province a fourni des dizaines de milliers de jeunes pour la logistique de guerre. La brève ci-dessous parue dans le Nhân Dân du 12 juillet rappelle que la province compte actuellement plus de 53.000 membres d’anciens jeunes volontaires dont 64,5% de femmes.

* * *

Tuyên dương cựu thanh niên xung phong [Citations pour d’anciens jeunes volontaires]

Ngày 12-7, Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ gặp mặt truyền thống nhân kỷ niệm 63 năm Ngày thành lập lực lượng TNXP Việt Nam (15-7-1950 – 15-7-2013) và biểu dương nữ cựu TNXP tiêu biểu lần thứ 2.

Thanh Hóa hiện có hơn 53 nghìn hội viên cựu TNXP, trong đó có tới 64,5% là nữ. Từng phục vụ chiến đấu, trực tiếp chiến đấu trên các chiến trường, trong nhịp sống thời bình, các cựu TNXP luôn nêu cao vai trò xung kích, tích cực tham gia công tác xã hội, góp sức xây dựng quê hương, đất nước ngày một giàu mạnh. Hội cựu TNXP Thanh Hóa đã tuyên dương 63 nữ cựu TNXP tiêu biểu; trao bằng khen của Trung ương Hội, giấy khen của Tỉnh Hội và quà của Quỹ Bầu ơi cho nữ cựu TNXP. Dịp này, Báo Tiền Phong và Tập đoàn Viettel trao 75 suất quà (hai triệu đồng/suất) tặng 75 cựu nữ TNXP có hoàn cảnh khó khăn của Thanh Hóa.

PV

Source : Nhân Dân, 13/07/2013.

  • Voir aussi une autre cérémonie dans le Sud du pays :

Ngày 12-7, Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh đã tổ chức họp mặt kỷ niệm 63 năm truyền thống lực lượng. 150 cựu TNXP qua các thời kỳ đã về dự.

Lire la suite : Phương Liễu, Họp mặt cựu thanh niên xung phong, Dong Nai, 12/07/2013.

Cuối đời giông bão của ‘thủ lĩnh’ Truông Bồn

Cựu TNXP Lê Thị Hường (trái) và tiểu đội trưởng Trần Thị Thông. © Quang Long.
Cựu TNXP Lê Thị Hường (trái) và tiểu đội trưởng Trần Thị Thông. © Quang Long

TP – Trở về từ Truông Bồn, bà làm thủ kho Trạm cây giống Quỳnh Lưu. Không chồng, không con, mấy năm trời cựu thanh niên xung phong (TNXP) ấy phải thuê trạm ấp vịt làm nơi tá túc. Tại xã Sơn Thành gần đó, nguyên Đại đội trưởng đại đội TNXP 317 Nguyễn Xuân Thỏa cũng gặp nhiều bi kịch. Trong vòng hai năm, gia đình ông Thỏa gánh 5 cái tang.

Lire la suite : Tien Phong Online, 07/06/2013.

Buổi sáng cuối cùng của một trung đội TNXP

Chị Nguyễn Thị Lý © 2009 Tuoi Tre
Chị Nguyễn Thị Lý © 2009 Tuoi Tre

Déjà évoqué auparavant sur ce carnet de recherche [La mémoire du 22 juillet], nous revenons sur un drame de guerre qui a marqué la génération vietnamienne de 1975 après la chute de Saigon. Pour cette génération d’après-guerre civile, la guerre des communismes avec le voisin cambodgien ne faisait que commencer.

Dans “Le dernier matin d’une section des Jeunesses de choc” l’auteur évoque le destin de 24 jeunes combattants vietnamiens tombés au Cambodge lors d’une confrontation inégale avec les soldats khmers rouges. Sur les 26 jeunes vietnamiens engagés dans cet accrochage frontalier, seuls deux survécurent. Nguyen Thi Ly est la seule rescapée des huit jeunes filles composant cette section. Quant à Nguyen Van Tuan, il a perdu 17 de ses camarades ce jour là. Les deux incarnent aujourd’hui la “guerre d’une génération”, une génération oubliée post-1975 engagée sur le front cambodgien il y a 35 ans. Récit d’une matinée de sang.

* * *

TTCT – Vào một buổi sáng của hơn 30 năm trước, một trận chiến không cân sức đã nổ ra giữa một trung đội thanh niên xung phong (TNXP) và một tiểu đoàn quân Pol Pot. 24 TNXP ngã xuống, viết nên một trong những chiến tích bi tráng nhất của TNXP trên chiến trường biên giới Tây Nam.

Họ chỉ vừa chuyển đến chốt mới ở phía nam phum Ô Đô Menchay (tỉnh Soài Riêng) một ngày, với nhiệm vụ là chống lầy cho con đường đất để xe bộ đội luôn thông tuyến. Và ngay trong đêm đầu tiên, vào khoảng 4g ngày 22-7-1978, khi cả trung đội 3 đang ngủ thì quân Pol Pot tấn công.

Ban mai đẫm máu

26 TNXP, trong đó có tám nữ ở trong một chiếc lán trơ trọi trên cánh đồng hoang vu với chỉ vài khẩu súng tự vệ, còn lại là cuốc, xẻng, dao, trở nên quá bé nhỏ trước một tiểu đoàn quân Pol Pot. Một vài người đã thức dậy chuẩn bị tập thể dục. Anh Nguyễn Văn Đủ là người đầu tiên phát hiện địch tấn công. Anh kêu to: “Mấy đồng chí nữ ơi, chạy xuống hầm đi”. Và anh cũng là người đầu tiên bị địch bắn chết. Cảnh tượng thật kinh hoàng khi trên cánh đồng hiện ra một lũ người mình trần, mặc xà rông, đầu chít khăn, lăm lăm súng và gào lên bằng tiếng Campuchia: “Chặt đầu! Chặt đầu chúng!”.

Trấn tĩnh lại sau giây lát bất ngờ, những khẩu súng của TNXP bắt đầu đáp trả yếu ớt để yểm trợ những đồng đội không có vũ khí chạy xuống hầm tránh đạn. Hơn 100 tên địch xông đến từ tứ phía, bao vây chiếc chòi lá trống huơ trống hoác mới được cất lên ngày hôm qua. Khi các cô gái vừa trườn được xuống hầm thì những tiếng súng đáp trả của TNXP cũng dần thưa thớt vì đạn không còn nữa.

Nhiều người đã hi sinh. Máu đổ nhuộm đỏ tươi mấy tấm ván mà trước đó chỉ ít phút họ vẫn còn yên giấc ngủ. Anh Ngô Đức Minh – người canh giữ kho gạo của trung đội ở cách đó mấy mét – đã chết cháy khi bị địch phóng lửa. Nhưng man rợ nhất là khi quân Khơme Đỏ xông vào lán lôi những người còn sống sót ra ngoài. Những nữ TNXP bị chúng xé hết quần áo, bị tra tấn, bị hãm hiếp. Và rồi trên cánh đồng hoang ngập nước ấy, chúng lôi các chiến sĩ TNXP xếp thành một hàng và thảm sát họ…

Đến 7g sáng hôm đó các chiến sĩ của Sư đoàn 7 quân tình nguyện VN đóng ở Ô Đô Menchay đã tấn công và tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn Pol Pot này. Khi đến được nơi đóng quân của trung đội 3 TNXP, những hình ảnh bày ra trước mắt khiến các anh bộ đội không cầm lòng nổi.

Trung tướng Đào Văn Lợi – nguyên sư đoàn trưởng Sư đoàn 7 lúc ấy còn là một đại úy – nhớ lại: “Cảnh tượng thật hết sức thương tâm. Thật khó hình dung một trận chiến không cân sức như thế khi hơn 20 người không có vũ khí đầy đủ đương đầu với cả một tiểu đoàn Pol Pot. Nhờ sự cầm cự chiến đấu của họ mà sở chỉ huy Sư đoàn 7 đã không bị địch đánh bất ngờ và điều động được lực lượng bao vây tiêu diệt chúng”.

Người sống sót

Cho đến bây giờ, hai chiến sĩ TNXP Nguyễn Thị Lý và Nguyễn Văn Tuấn của trung đội 3 vẫn không thể nào tin được mình sống sót qua buổi sáng tàn khốc ấy, để hôm nay họ là chứng nhân lịch sử kể lại câu chuyện về chính những người đồng đội của mình. Anh Nguyễn Văn Tuấn kể: “Khi địch bắn những loạt đạn đầu tiên thì tôi bị thương ngay bàn chân trái, máu chảy xối xả. Một người trong trung đội trúng đạn ngã xuống đè lên người tôi. Trời tối om nên tôi không nhìn rõ mặt anh nào.

Lúc ấy tôi bị kẹt lại giữa mấy tấm ván sàn, nằm úp mặt xuống đất. Khi quân Pol Pot xông vào lán để lôi những người còn sống ra ngoài, chúng đạp lên người tôi và tưởng tôi đã chết. Chúng còn lia thêm mấy phát đạn nhưng thật may mắn không phát nào trúng tôi. Mấy giờ sau, khi nghe thấy những giọng nói bằng tiếng Việt, tôi vẫn nằm im vì nghĩ có thể quân Pol Pot lừa mình. Cho đến khi biết chắc là bộ đội VN tôi mới thật sự nghĩ mình được cứu thoát”.

Còn chị Lý sau khi bị địch hành hạ man rợ, chị lả đi, mắt chỉ còn thấy mờ mờ vì bị địch dùng dây điện quất vào mặt nhiều lần. Hai tay bị trói sau lưng, chị Lý với các chị Nguyễn Thị Ngọc Mai, Vũ Thị Ngọc Mai và hai anh TNXP nữa bị quân Pol Pot kéo lê lại một chỗ trên cánh đồng. Cả năm người bị chúng bắt quỳ thành một hàng trên ruộng nước sâu đến đầu gối. Chúng nói xì xồ câu gì đó và giơ súng lên.

“Lúc đó không hiểu sao tôi nghĩ là mình phải sống – chị Lý kể – Khi tụi nó giơ súng lên và bắn phát đầu tiên, tôi liền bật ngửa ra sau. Té xuống rồi, tôi phải uống nước dữ lắm. Máu me đầy người nên tụi nó tưởng tôi đã chết. Rồi cứ thế tôi nằm, đầu hếch lên để nước khỏi vào mũi. Cứ thế rất lâu, mặt trời lên chói chang. Tôi lịm đi. Rồi tôi nghe tiếng gió thổi, tiếng chim kêu. Mở mắt ra mới biết hình như đã buổi chiều. Rồi tôi nghe thấy giọng người miền Bắc: Các đồng chí ơi, có năm TNXP nằm đây. Rồi các anh bộ đội ẵm tôi lên, bỏ vào võng tải về cứ. Rồi sáng hôm sau đưa tôi về VN”.

Cuộc chiến của một thế hệ

Những đồng đội của anh Tuấn và chị Lý đã hi sinh khi còn quá trẻ. Cả hai chị Ngọc Mai đều 19 tuổi, anh Lý Anh Dũng mới 17 tuổi. 23 người trong số ấy đều là dân TP.HCM, riêng chị Nguyễn Thị Em hiện giờ vẫn chưa rõ thân nhân là ai, quê ở đâu. Họ đã ngã xuống trong một ban mai đẫm máu, để có được mặt trời bình yên mọc lên cho Tổ quốc.

Các anh chị đều vào TNXP những năm 1976, 1977. Có những người như anh Bùi Văn Hoàng, anh Lý Anh Dũng, anh Nguyễn Đức Huy… trở thành TNXP vào đúng ngày 26-3-1977, ngày kỷ niệm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Sau một thời gian đi khai hoang, đào kênh, cùng xây công trình thủy lợi Trần Quang Cơ, tuyến kênh lửa Tam Tân…, họ lên đường ra biên giới ngày 14-6-1978 theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.

“Họ là những người chiến sĩ thực thụ – trung tướng Đào Văn Lợi xúc động nói – Bộ đội và TNXP luôn là đồng đội, đồng chí. Chính sự hi sinh cao cả của họ đã thôi thúc bộ đội thêm vững niềm tin chiến đấu”.

Gương mặt của chị Lý, anh Tuấn bừng lên khi nhớ lại lúc xung phong ra chiến trường: “Chúng tôi không thể nào quên lúc còn ở Nông trường Lê Minh Xuân. Khi một chính trị viên đến kể chuyện về chiến trường cho các TNXP nghe, anh không hề giấu giếm những hi sinh gian khổ. Chúng tôi được biết cuộc chiến đấu ở biên giới Tây Nam bấy giờ giống như một chảo lửa, ra đấy cũng như là nhảy vào chảo lửa vậy. Thế nhưng khi người chính trị viên đề nghị ai xung phong ra chiến trường thì đứng sang một bên, tất cả TNXP chúng tôi đều không ai bảo ai cùng đứng về một phía, đồng lòng ra trận”.

Vũ Thanh Bình

Source : Tuoi Tre, 28/03/2009