Ressources numériques en sciences humaines et sociales OpenEdition Nos plateformes OpenEdition Books OpenEdition Journals Hypothèses Calenda Bibliothèques OpenEdition Freemium Suivez-nous

Archives de catégorie : Nữ TNXP

Chăm lo tốt hơn cho nữ bộ đội, thanh niên xung phong

Mme Đặng Thị Ngọc Thịnh, Vice-présidente de la République socialiste du Viêt-Nam valorise le rôle des femmes pendant la guerre du Viêt-Nam.

Chăm lo tốt hơn cho nữ bộ đội, thanh niên xung phong

Ngày 29-5, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã tiếp đoàn đại biểu nữ là bộ đội Trường Sơn, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, công nhân giao thông thời kỳ kháng chiến.

Mobilisation des Jeunesses de choc de Hanoi (1965) © DR

Trò chuyện với 66 đại biểu đến từ 32 tỉnh, thành phố trên cả nước, Phó Chủ tịch nước bày tỏ sự tự hào về những chiến công, thành tích của các nữ chiến sĩ đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của đất nước.

Phó Chủ tịch nước mong muốn các cựu nữ quân nhân, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, công nhân giao thông tiếp tục phát huy vai trò gương mẫu trong cộng đồng, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, phát huy tinh thần đoàn kết, thi đua lao động sản xuất, học tập, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, như mong ước của Bác Hồ.

Phó Chủ tịch nước cũng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương cần quan tâm chăm lo hơn nữa tới đời sống của những người có công, đặc biệt là nữ bộ đội, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong; giải quyết những vấn đề tồn đọng về việc khen thưởng cho những người có công tham gia kháng chiến.

Source : Sai Gon Giai Phong, 30/05/2019.

Sớm xem xét giải quyết chế độ cho những cựu TNXP

Signalement d’un article sur les Jeunesses de choc mobilisées sur les espaces frontaliers alors en guerre après 1975. Une affaire non résolue depuis 1977.

QĐND – Mới đây, Báo Quân đội nhân dân nhận được ý kiến của bà Lê Thị Chà và bà Đàm Thị Thoa ở thôn Lợi, xã Đông Lĩnh, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đại diện cho 41 cựu thanh niên xung phong (TNXP) của xã Đông Lĩnh, với nội dung như sau:

“Tháng 6-1977, chúng tôi tham gia lực lượng TNXP của tỉnh và được biên chế về Đội TNXP 4212 và 4220 làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế mới. Giai đoạn này, đơn vị vừa tăng cường bổ sung quân chiến đấu ở biên giới phía Bắc và Tây Nam, vừa luyện tập sẵn sàng chiến đấu cùng lực lượng dân quân du kích huyện Như Xuân. Tháng 1-1981 được giải quyết chế độ trở về địa phương, hiện tại chúng tôi vẫn còn lưu giữ giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ do đơn vị cấp năm 1981. Những cựu TNXP xã Đông Lĩnh chúng tôi đã gửi đơn đến UBND tỉnh Thanh Hóa với nội dung đề nghị UBND tỉnh ra quyết định xác nhận phiên hiệu đơn vị TNXP và gửi quyết định này về địa phương để mọi người được hưởng các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước theo quy định hiện hành. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì đến nay vẫn chưa được xem xét, giải quyết”.

[notre traduction ci-après] En juin 1977, nous nous sommes joints à la force bénévole (jeunesses de choc) provinciale et nos équipes ont été affectées aux unités TNXP 4212 et 4220, chargées de créer la nouvelle économie. À ce stade, l’unité a renforcé les troupes de combat à la frontière nord [Chine] et sud-ouest [Cambodge] et s’est entraînée avec la milice de guérilla dans le district de Nhu Xuan. Nous avons pu regagner la région à partir de janvier 1981. Jusqu’à maintenant, nous conservons toujours un certificat de mission délivré par l’unité en 1981. Nos anciens des Jeunesses de choc de la commune de Dong Linh ont envoyé une pétition au comité populaire de la province de Thanh Hoa dans le but de résoudre leur statut : demande au Comité populaire provincial de prendre une décision certifiant le nom des unités TNXP engagées et envoi de cette décision au niveau local pour qu’elles puissent bénéficier des régimes de soutien et des politiques du Parti et de l’État, conformément à la réglementation en vigueur. Cependant, nous ne comprenons pas pourquoi jusqu’à présent cette question n’a pas été examinée et (par conséquent) résolue.

Source : Quan doi nhan dan

Tuyên truyền bị phản tác dụng [RFA]

Article critiquant le spectacle de la commémoration des dix jeunes filles Jeunesses de choc de Dông Lôc. Dix jeunes filles transformées en autant de fantômes.

Lễ Kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng Đồng Lộc” và chương trình nghệ thuật “Đồng Lộc – Bài ca bất tử” do tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức bị công luận cho là lối mòn tuyên truyền lâu nay ở Việt Nam đã mất tác dụng; thậm chí còn làm mất niềm tin của nhiều người.

“Nhát ma” người xem?

Sau khi hình ảnh 10 cô gái mặc áo dài trắng giữa đêm được sử dụng nhằm minh họa cho 10 nữ thanh niên xung phong bị tử trận tại Ngã ba Đồng Lộc được lan truyền trên mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng cách cách dàn dựng chương trình như vậy là “nhát ma” người xem. Nghệ sĩ Nam, người từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghệ thuật nhận xét.

Tất nhiên là áo dài trắng giữa đêm thì người ta nói tới ma đúng không. Thật ra những cô gái đó đã mất thì họ không muốn họ làm ma đâu. Người ta chỉ muốn biết họ đã từng sống như thế, đã từng hát giữa đêm như thế, đã từng chiến đấu hết mình như vậy. Người ta là người mà đâu phải ma đâu.

Lire la suite : RFA, 24/07/2018.

Illustration “à la une” : les dix jeunes filles en ao dai blanc dans la nuit de Dong Loc © Facebook de Nguyen Son.

Nguyễn Thông : Chuyện TNXP

L’auteur rapporte ses souvenirs sur les Jeunesses de choc et fait le lien entre les trois générations de ce groupement mobilisé pendant la guerre puis après la réunification à Ho Chi Minh-Ville.

Mấy cái ký tự viết tắt ấy để chỉ cụm từ “thanh niên xung phong”. Cũng là một thứ danh hiệu, tên gọi của lực lượng xã hội trong thời đại mà nhiều người chúng ta quen gọi là thời cách mạng.

Cái tên nói lên cái chất. Thanh niên là lứa tuổi trẻ trung, mạnh khỏe, bẻ gãy sừng trâu, lại cộng thêm tinh thần xung phong, năng nổ, vượt lên hàng đầu nữa, thì làm gì chẳng đáng yêu đáng quý đáng trọng. Chỉ nghe nhắc “thanh niên xung phong” lòng đã cảm mến rồi.

Có những nhà báo từng viết rằng TNXP là lực lượng do ông Võ Văn Kiệt tổ chức, lập ra năm 1976, theo tôi viết vậy hơi bị nhầm. Ông Kiệt lúc ấy với chức vụ Bí thư Thành ủy TP.HCM nhận ra rằng cuộc sống trước mắt còn quá nhiều việc phải làm, nhất là cải tạo kinh tế, khai hoang phục hóa, thậm chí phá rừng lấy gỗ, nên đã tổ chức gom những thanh niên đang ngơ ngác thời hậu chiến lại, truyền lý tưởng cho họ, giao nhiệm vụ cho họ, gọi là lực lượng TNXP TP.HCM. TNXP của ông Kiệt, vốn xuất thân từ giới trẻ Sài Gòn, mà rất nhiều trong đó là sinh viên, học sinh đang ở ngã rẽ cuộc đời, là con em công chức “ngụy quân ngụy quyền” có trình độ, học thức cao, đã làm vẻ vang cho danh hiệu mà họ mang: TNXP. Phải công nhận, thời những năm đầu hậu chiến đánh Mỹ, TNXP tượng trưng cho sức trẻ, nhiệt tình, sự hăng hái, quên mình, chịu khó chịu khổ, đi đầu, vẻ đẹp trong sáng. Đó là thứ danh hiệu rất đẹp của một thời.

Nhưng tên gọi này, lực lượng này thực ra không phải bắt đầu từ thời ông Kiệt. Nó có từ hồi kháng chiến chống Pháp. Bên cạnh bộ đội, du kích và dân công hỏa tuyến, trên những ngả đường ra trận thời chống Pháp, nhất là chuẩn bị cho các chiến dịch Hòa Bình, Biên Giới, Điện Biên Phủ… đã có TNXP. Cụ Hồ năm 1950 gặp đội TNXP ở Bắc Kạn đã khen họ “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”. Đó là cụ trò chuyện, khen ngợi TNXP chứ không phải với tuổi trẻ nói chung, sau này người ta cứ vơ vào cho đoàn thanh niên, thực ra đó là của riêng TNXP.

Thời đánh nhau với Mỹ thì TNXP là lực lượng quan trọng, cực kỳ quan trọng là đằng khác, chỉ đứng sau bộ đội. Tôi cũng chả cần diễn giải ra nhiều bởi hầu như ai cũng biết. Chỉ nhấn mạnh rằng thời này đàn ông đàn ang, nam thanh niên vào bộ đội gần hết rồi nên TNXP chủ yếu là đàn bà con gái. Sự nghiệp, việc làm, đóng góp, hy sinh của những cô gái này, nếu có viết thành tiểu thuyết sử thi dày trăm tập cũng chưa kể hết. Điều đáng buồn là, suốt gần nửa thế kỷ hậu chiến gần như chả mấy ai, tổ chức đoàn thể nào thực sự đoái hoài quan tâm đến họ, ngay cả hội nhà văn cũng không có lấy được tác phẩm ra hồn về những Jeanne d’Arc Việt Nam này, trong khi lúc nào cũng kêu gọi phải có tác phẩm ngang tầm thời đại.

Tham gia chiến tranh và sống thời hậu chiến, nếu đàn ông chịu mất mát hy sinh một thì đàn bà chịu bi kịch tang thương gấp mười, đủ mọi mặt. Những nông trường đầy ắp nữ TNXP như kiểu Kim Bôi (Hòa Bình), Quỳ Hợp (Nghệ An), hay những vùng quê nhan nhản đàn bà quá lứa lỡ thì không chồng không con ở Thái Bình, Thanh Hóa, Hưng Yên… sau 1975 chẳng khác gì nấm mồ cỏ xanh chôn vùi dần tuổi xuân, khao khát hạnh phúc của họ, những cô gái Trường Sơn năm nào. Đó chỉ là phần nhỏ trong tấn bi kịch vĩ đại mà nữ TNXP đã trải qua.

Tôi có những kỷ niệm nhỏ với TNXP. Hồi học đại học, lớp tôi có những chị TNXP từ Trường Sơn, từ những cung đường khu 4 ác liệt về với giảng đường. Các chị gầy gò, xanh xao, già trước tuổi, chạy đua với thời gian trong sự học hành, ít khi tốn phí thì giờ chơi nhởi đàn đúm như đám trẻ chúng tôi. Những chị Xuân (Thanh Hóa), chị Ngụ (Hà Tĩnh), Mai Phương (Nam Định)… đúng chất TNXP, cái chất khiến họ thành những chị cả của tập thể sinh viên đầy ngông cuồng, trẻ dại. Nhiều đứa chúng tôi mãi sau này vào đời ba chìm bảy nổi rồi vượt qua được vẫn biết ơn các bà chị từng trải đáng yêu ấy.

Từ năm 1977 tôi dạy học tại Sài Gòn, tại Trường dự bị đại học TP.HCM (lúc ấy gọi là Dự bị đại học Tiền Giang, bởi trường còn tiếp thu cả cơ sở chính của Viện đại học Cộng đồng Tiền Giang). Năm 1978, thầy trò kéo nhau lên Củ Chi cả tuần cùng lực lượng TNXP tham gia đào kênh Đông. Các anh chị Đoàn trường như Lê Thành Thượng, Đái Phụng Thời, Đoàn Ái Thơ, Nguyễn Thị Huệ và đám giáo viên trẻ chúng tôi cũng như các sinh viên tuổi mười tám đôi mươi ở ngay sát lán trại của một liên đội TNXP. Họ sống rất kỷ luật, giờ giấc đâu vào đấy, làm việc vất vả mà hăng say, yêu đời lắm. Ngày làm mệt mỏi thế nhưng đêm nào cũng đàn ca hát xướng tưng bừng, nhất là những bài hát Liên Xô thịnh hành lúc bấy giờ, những Tuổi thanh niên sôi nổi, Cây thùy dương, Chiều Matxcơva, Cachiusa… “lòng ta hằng mong muốn và ước mơ, bàn tay son sắt giương cao ngọn cờ…”. Thầy trò chúng tôi rất yêu mến, kính phục họ, thường lấy tấm gương TNXP để làm mẫu cho sinh viên học tập.

Trong lớp tôi dạy, có những sinh viên vốn từ TNXP được trở về đi học. Tôi nhớ năm học 1979-1980 có cậu trai Dương Thanh Phong, nhà ở đường Huỳnh Mẫn Đạt, quận 5. Phong cao lớn, đẹp trai, hiền, ăn nói nhỏ nhẹ, học giỏi, thạo tiếng Pháp, ai cũng quý. Phong là con một công chức hạng trung của chính quyền cũ, ba Phong bị đi cải tạo, Phong phải tự làm mới lý lịch của mình bằng việc tham gia lực lượng TNXP, chứ không thì chả bao giờ ngóc đầu lên được. Y có lần tâm sự với tôi vậy. Gần Phong, tôi hiểu ra một điều, con cái công chức chính quyền cũ được dạy dỗ rất bài bản, nền tảng, họ rất giỏi, có nhiều thứ mình tuy là thầy họ nhưng thực ra kém họ rất nhiều. Sau này, tôi không biết tốt nghiệp đại học rồi Phong có về lại TNXP không, hay là cũng theo gia đình vượt biên như nhiều gia đình dạng vậy trong nhưng năm sóng gió, nhất là cuối thập niên 70 đầu 80 đầy biến động.

Một anh TNXP nữa là Đoàn Xuân Hải. Thầy trò rất thân nhau. Y học tôi khóa 1982-1983, tuy là trò nhưng chỉ kém tôi vài tuổi. Cũng như Phong, y là con công chức chế độ cũ. Gia đình trước 1975 vào loại khá giả, chả thiếu thứ gì, đùng một cái gần như mất hết. Y vào TNXP để làm lại cuộc đời, có nhiều tài lẻ, viết lách tốt, làm báo Tuyến đầu (của lực lượng TNXP TP.HCM), rồi vào học dự bị. Y vui tính, hiểu biết rộng, chơi với bạn bè chí tình chí nghĩa. Sau này trời đất run rủi thế nào, tôi lại cùng công tác với y ở báo Thanh Niên, là cấp dưới của y. Nhưng anh chàng vẫn đúng mực, một điều thầy hai điều thầy, thật đầu đuôi tình nghĩa. Mỗi lần lực lượng TNXP làm lễ kỷ niệm ngày truyền thống, y dự đầy đủ, chả bỏ lần nào, chơi với toàn “dân” TNXP sừng sỏ như Nguyễn Nhật Ánh, Đỗ Trung Quân, Cao Vũ Huy Miên, Bùi Chí Vinh, Lã Văn Cường, Lê Minh Quốc… Lúc nào y cũng rất tự hào về TNXP và đồng đội. Tôi rất quý y.

Tôi nhớ lại những điều về TNXP và biên ra đây bởi lực lượng này đã có những năm tháng và con người tuyệt đẹp, hành động vì cuộc sống, vì mọi người, cống hiến những năm tháng thanh xuân của họ cho đời thật vô tư, trong sáng.

Nguyễn Thông

Source : Mot The Gioi

Sáng ngời phẩm chất thanh niên xung phong

Article sur une ancienne recrue de Jeunesses de choc de la Piste Ho Chi Minh. A près de 80 ans, Mme Tran Thi Thanh est toujours très impliquée dans les campagnes de mobilisation sociale de la province de Binh Duong.

Mme Tran Thi Thanh © DR

Gần 80 tuổi nhưng người nữ cựu thanh niên xung phong (TNXP) Trần Thị Thanh (ảnh), khu phố 5, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, vẫn luôn tiên phong trong các phong trào thi đua của địa phương. Trong bà luôn sáng ngời phẩm chất và tinh thần của người nữ TNXP một thời rực lửa.

Dù tuổi đã cao nhưng bà Trần Thị Thanh trông vẫn còn dáng vóc khỏe khoắn của người nữ TNXP năm nào. Trong các phong trào thi đua của địa phương, bà Thanh luôn là người tham gia với tinh thần sôi nổi, nhiệt tình. Bà nói: “Có lẽ đã từng gắn một thời tuổi trẻ TNXP nên tính cách của tôi cho đến bây giờ vẫn còn rất lửa”. Vì vậy, dù đã ở độ tuổi xưa nay hiếm, bà vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào, cuộc vận động của địa phương như “Bảo vệ môi trường”, “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, tham gia ủng hộ các quỹ khuyến học, khuyến tài của địa phương… Trong các phong trào, bà luôn trở thành tấm gương để mọi người noi theo, ở đâu có phong trào là có bà xuất hiện. Nhắc đến bà Thanh, mọi người dân địa phương đều yêu quý và mỗi khi có các cuộc vận động phong trào, mọi người ai nấy đều noi theo gương bà tự giác thực hiện.

Bà bảo, thời trẻ, bà từng tham gia công tác tại đơn vị TNXP của tỉnh Ninh Bình, phục vụ trên địa bàn đường 20 thuộc tỉnh Quảng Bình từ những năm 1965. Sau đó, bà được chuyển sang công tác tại Đoàn 559 bộ đội Trường Sơn. Dù địa bàn công tác bị bom cày đạn xới, bà và đồng đội vẫn bảo đảm cho những tuyến đường thông suốt; đạn dược, lương thực và những đoàn quân vẫn rầm rập tiến về miền Nam để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Sau ngày miền Nam giải phóng, bà vào Lâm Đồng lập nghiệp và sau đó bà chọn vùng đất Sông Bé – Bình Dương làm quê hương tiếp theo của mình. Với lòng nhiệt thành, đến giờ bà vẫn có những đóng góp, xây dựng địa phương nơi mình sinh sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Lire la suite : Bao Binh Duong, 17/04/2018.

 

Expériences transnationales de la guerre