Archives de catégorie : Littérature

Kim Lefèvre (1935-2021)

Nous annonçons tardivement le décès au mois d’août dernier de l’écrivaine et traductrice Kim Lefèvre. Petit rappel biographique ci-après, publié initialement en vietnamien sur la revue en ligne Diên Dan – Forum. Nous l’avions personnellement rencontrée en compagnie de l’écrivain Nguyên Huy Thiêp lors d’une soirée parisienne organisée par les éditions de l’Aube.

L’écrivaine Kim Lefèvre est décédé le 6 août 2021 à Marseille des suites d’une longue maladie, à l’âge de 86 ans.

Kim Lefèvre est née en 1935 au Vietnam, d’un père français et d’une mère vietnamienne. Elle fut diplômée de la Faculté de français de l’Université pédagogique de Saïgon avant de se rendre en France en 1960 pour étudier les lettres à la Sorbonne.

Après avoir obtenu son diplôme, Kim Lefèvre travailla comme comédienne de théâtre et commença son oeuvre littéraire. Son premier roman autobiographique, Métisse Blanche (B. Barrault, 1989), fut acclamé par la critique. Il fut suivi de trois autres romans et mémoires.

A partir de la fin des années 1980, Kim Lefèvre a traduit des romans et des nouvelles de Nguyen Huy Thiep, Duong Thu Huong, Phan Thi Vang Anh et Nguyen Quang Lap. Un Général à la retraite (L’Aube, 1990) fut le premier ouvrage de Nguyen Huy Thiep à être traduit dans une langue étrangère.

Œuvres de Kim Lefèvre :

Métisse blanche, Paris, Bernard Barrault, 1989 (J’ai Lu, 1990). (Cô gái lai da trắng, bản dịch của Dương Linh và Hoàng Phong, Nhà Xuất bản Nhã Nam và Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, 2011.
Retour à la saison des pluies, Paris, Bernard Barrault, 1990 (La Tour d’Aigues, Éditions de l’Aube, 1995)
Moi, Marina la Malinche, 1994 (Phébus, 2007)
Les Eaux mortes du Mékong, Paris, Flammarion, 2006 (Point, 2010)

Traductions du vietnamien :

* Dương Thu Hương, Histoire d’amour racontée avant l’aube (Chuỵện tình kể trước rạng đông), 1986
* Nguyễn Huy Thiệp, Un général à la retraite (Tướng về hưu), éditions de l’Aube, 1990
* Nguyễn Huy Thiệp, Le Cœur du tigre (Trái tim hổ), éditions de l’Aube, 1995
* Nguyễn Huy Thiệp, La Vengeance du loup (Sói trả thù), éditions de l’Aube, 1997
* Nguyễn Huy Thiệp, Conte d’amour un soir de pluie (Chuyện tình kể trong đêm mưa), éditions de l’Aube, 1999
* Nguyễn Huy Thiệp, L’Or et le Feu (Vàng Lửa), éditions de l’Aube, 2002
* Phan Thị Vàng Anh, Quand on est jeune (Khi người ta trẻ), éditions Philippe Picquier, 1996
* Nguyễn Quang Lập, Fragments de vie en noir et blanc (Những mảnh đời đen trắng), éditions Philippe Picquier, 1998

Source : https://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/kim-lefevre-1935-2021

« Femmes & Littérature » – “Phụ nữ & Văn chương” – IDECAF 16-12-2020

Une manifestation scientifique rare qu’il convient de signaler. A cette occasion, l’écrivaine Nguyen Thi Hoang a pris la parole après cinquante années de silence.

Buổi toạ đàm rất thú vị tại Idécaf – Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp do Viện Pháp tại TP.HCM / Institut français de HCMV tổ chức với chủ đề “Phụ nữ & Văn chương”. Các diễn giả tài năng Việt Nam đã biến buổi tối tuyệt vời này thành công thực sự.

Table ronde très intéressante à l’IDECAF organisée par l’Institut Français sur le thème « Femmes & Littérature ». Les talentueuses intervenantes vietnamiennes ont fait de cette soirée enrichissante, un réel succès.

Source : Consulat général de France à Ho Chi Minh-Ville. URL : https://www.facebook.com/permalink.php?id=1764765263830864&story_fbid=2759410137699700

Pour en savoir plus sur le destin de l’écrivaine Nguyen Thi Hoang :

Extraits vidéos :

Illustration “à la une” : IDECAF / Consulat général de France à Ho Chi Minh-Ville.

Nguyễn Ngọc Tư: ‘Giá trị của nhà văn không phải ở giải thưởng’ [VnExpress]

A l’occasion de la réception d’un prix littéraire en Allemagne, entretien avec l’écrivaine Nguyen Ngoc Tu : “la valeur d’un écrivain ne se résume pas à un prix”. L’ouvrage récompensé Cánh đồng bất tận (traduit en allemand sous le titre Endlose Felder) est paru au Viêt-Nam en 2005 et fut primé l’année suivante par l’Association des écrivains du Viêt-Nam. Il a été traduit en français sous le titre de Immense comme la mer (L’Aube, 2015).

 

Tác giả ‘Cánh đồng bất tận’ bất ngờ với giải thưởng văn học vừa nhận từ Đức và đón nhận với tâm thế nhẹ nhàng.

– Tập truyện “Cánh đồng bất tận” của chị vừa được trao giải thưởng Litprom ở Đức, cảm xúc của chị như thế nào?

– Nói tôi bất ngờ quá thì thiệt là sáo rỗng, nhưng mười năm gần đây, mỗi giải thưởng tới với tôi đều là mỗi bất ngờ. Bởi vì tôi không dự thi, không tham gia vào cuộc đua tranh nào, nghĩa là mọi thứ đến mà không phải chờ đợi, toan tính trước.

Tôi xem giải thưởng là quan hệ cho – nhận. Giải Nobel cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy, tôi coi giải thưởng mới nhận được là một món quà. Mình nghĩ nó quan trọng, thì nó là núi, còn nhẹ nhàng thì cũng như bạn gửi tặng tôi gói trà. Giá trị của nhà văn không phải do anh chị ta nhận giải thưởng nào, cả thảy bao nhiêu. Đó chỉ là một cách nhìn nhận sự nghiệp của người viết.

Lire la suite : VnExpress, 19/07/2018.

Sur ce sujet, voir aussi :

 

Những bông huệ buổi sớm mai [nouvelle de Do Han]

Nouvelle littéraire de Do Han.

QĐND – Trên bàn thờ nhà Anh bao giờ cũng có những bông huệ trắng. Mùa khan hiếm thì chỉ một bông, đến gần tàn, Anh lại thay. Mùa hoa rộ, Anh để cả bó, thay hằng ngày. Huệ trắng muốt, thơm dìu dặt khắp nhà.

Bạn bè đến chơi, ngắm, khen và ngờ ngợ. Có người còn định trêu chọc Anh nữa; song không dám – bởi thấy Anh đặt những bông hoa trang trọng lắm.

Vợ Anh hỏi, Anh chỉ cười và đủng đỉnh:

– Mình thấy hoa huệ không đẹp hay sao?

Nhà Anh đã dời vài ba lần. Từ căn nhà lá trong xóm vắng, nay đã là căn hộ hai tầng ngoài phố. Ở đâu, sáng nào, Anh cũng có những bông huệ trắng đặt trên ban thờ.

Đều đặn như thế đã hơn 20 năm.

Buổi gặp mặt Đại đội Thanh niên xung phong, chuyện về những bông huệ mới sáng tỏ.

Đại đội gặp mặt đủ 150 người, không vắng một ai. Anh ôm bó huệ trắng trang trọng đặt bên dòng chữ: “Gặp mặt Đại đội thanh niên xung phong 450, Đội 348”. Nhìn những gương mặt đồng đội xưa, Anh bùi ngùi nhớ lại.

Buổi trưa hôm đó, Đại đội hành quân qua một dãy đồi trọc. Trước mặt là một vùng đất khô cằn đến rợn người. Đất nẻ toác, trắng nhởn. Lá cỏ khô quăn như những sợi thuốc lào. Anh ra lệnh dừng chân. Mỗi người phải đào một hố đất nằm nghỉ tránh nắng. Trên miệng hố che mấy cành lá khô vẫn cài sau lưng khi hành quân. Mỗi hố cách xa nhau vài chục mét, phòng bom tọa độ. Mệt bã người, Anh tợp hai hớp nước hiếm hoi và thiếp đi. Bỗng rùng rùng… như có trận bom xa. Anh chập chờn thấy cảnh lá khô lay động. Mờ mờ hiện ra một cô gái thanh niên xung phong. Hai bím tóc tướp xơ, xù lên vàng như râu ngô. Cô nhìn xoáy vào mắt Anh. Làn môi phồng rộp của cô mấp máy như muốn nói. Anh vùng dậy, mở mắt. Xung quanh lặng đến choáng váng. Nắng sôi trên những trảng cát. Anh giật mình khi thấy nơi mình nằm không phải bên một mô đất mà… mà… là một ngôi mộ. Anh lật đật đội mũ, bò đến bên ngôi mộ. Cỏ trên mộ vụn tơi trong đất. Một miếng sắt tây cắt từ thùng lương khô nhô lên. Anh gạt đất xung quanh, trên nền sắt gỉ hiện lên dòng chữ đục chuệch choạc:

“Nguyễn Thị Huệ – thanh niên xung phong

Sinh năm 1950, hy sinh 1970”

Anh cạy từng lát đất, đắp lên miếng sắt tây. Miệng anh thầm khấn:

– Thưa chị Huệ! Chị nằm đây đã hai năm. Giữa cánh đồng cháy nắng, chắc chị khát lắm. Tôi chỉ còn chút nước này, xin mời Chị, phần nào để Chị mát lòng. Mong Chị linh thiêng phù hộ độ trì cho Đại đội thanh niên xung phong 450 chúng tôi: Tai qua nạn khỏi, ngày chiến thắng trở về đầy đủ.

Anh nâng hai tay, rót bình tông nước từ từ xuống mộ. Đất xèo xèo, những hạt nước lặn tăm trong lòng đất. Đến giọt cuối cùng, Anh bỗng rùng mình, hoa mắt. Một làn hơi trắng bảng lảng bốc lên bay tỏa ra xa…

Chị khát, Chị nằm đây đã hai mùa khô, 5 tháng nay không một giọt nước, không một bóng mây bay qua mộ Chị, Chị chạy, Chị gào thét: “Có ai không? Có ai không? Cho tôi nước, cho tôi nước!”. Cánh đồng cứ lặng phắc như tờ. Đêm cũng như ngày, gió rào rạt thổi như táp lửa lên mặt Chị.

Chị tắt thở trong nỗi khát.

Hôm ấy, Chị trúng mảnh bom, máu xối xả chảy từ đùi Chị. Các chị em trong đơn vị vội vàng ga-rô và đặt Chị nằm ghếch lên đùi một người bạn. Máu không cầm được nữa vì còn một mảnh bom nằm trong bụng Chị. Nó đã cắt đứt mạch máu, máu chảy ngầm mà không ai làm gì nổi. Chị mê man trong những tiếng “nước, nước…”. Anh chị em không dám cho Chị uống nhiều, hay vì không còn nước, Chị không biết nữa, thỉnh thoảng Chị chỉ được mấp máy môi đón giọt nước từ một chiếc khăn mặt đặt lên miệng. Chị em giàn giụa nước mắt gọi: “Cố lên Huệ ơi! Huệ ơi! Mày đừng đi”. Chị mở mắt trừng trừng như cầu xin, như giận dỗi đòi được uống. Đơn vị chôn chị giữa cánh đồng chang chang nắng, một mảnh sắt tây được ghi tên để sau này tìm lại.

Đêm đêm Chị vẫn bay lên cao, dõi theo bước đi của đơn vị. Chị rú lên đau đớn mỗi khi nhìn thấy những cột bom giội xuống đầu đồng đội. Chị gào thét, vật vã qua những tháng ngày khô hạn. Đời Chị cứ mãi khát thế này sao?

Hôm nay, người bạn trai của Chị đã đến và cho Chị uống. Từ khi còn đi học cấp 3, Chị đã nổi tiếng xinh đẹp, Chị nhỏ nhắn nhưng trắng, trắng muốt như những cánh hoa Huệ – cái trắng tinh khiết, thánh thiện. Ngày ấy, bạn trai của Chị là một anh bạn cùng khóa. Chỉ có những ánh mắt và những lời hỏi bài bâng quơ, nhung nhớ và day dứt. Trong năm học, hai người chưa bao giờ dám hẹn nhau. Các buổi liên hoan văn nghệ toàn trường, Chị vừa dứt bài “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” và rời sân khấu, Anh chỉ dám dúi vào tay Chị bông hoa cúc nhỏ và một lời lí nhí “tặng bạn”.

Đêm cuối cùng trước khi nghỉ hè để ôn thi đại học, Chị đã chủ động hẹn gặp Anh. Trăng đêm ấy sáng đến huyền ảo, ánh trăng nghẹn ngào trên cánh đồng lúa hiếm hoi của miền trung du. Trăng ngăn ngắt xanh như những cánh rừng xanh mọng nước mưa. Hai người ngồi bên nhau đến gần sáng, không một động tác sàm sỡ, không một lời đùa cợt. Họ cứ cầm tay nhau và nhìn vào mắt nhau. Trước khi chia tay, Anh mạnh dạn ôm choàng lên vai Chị. Chị rạng rỡ đón nhận nụ hôn đầu đời. Nhưng bỗng “bựt”, chiếc cúc sau lưng Chị đứt tung. Chiếc áo con lỏng ra, ngực Chị dồn lên như sóng. Hai nhũ hoa cương cứng lên và đau nhói. Chị ngồi thụp xuống và ôm mặt khóc.

Nước mắt tan ra trong ánh trăng và ánh mắt bối rối của người bạn trai. Chị mang nỗi khát khao cháy bỏng ấy vào chiến trường. Anh thi đỗ đại học và họ biền biệt xa nhau.

Hôm nay, giữa trưa nắng nhức nhối. Chị bỗng lờ mờ nhận ra hình như Anh, lại hình như không phải. Chị muốn ôm lấy Anh, rồi ngại ngần dừng lại. Mắt chị thấy gì đâu? Tai Chị nghe gì đâu? Chị cảm thấy! Chao ôi! Một hơi ấm con trai! Chị đã bao đêm ôm ngực, cái vồng ngực nhức nhối ấy, chờ một bàn tay… Chị bay lên, thỏa mãn được đáp đền.

Đơn vị Anh sang làm đường bên đất bạn Lào. Qua 256 trận bom Mỹ; qua bao trận sốt rét rừng, qua những mùa khô cháy cổ. Có trận nổ mìn, đất đá đè lên cả một tiểu đội. Rất may, chỉ bị thương nhẹ 4 người.

Ngày chiến thắng, các Anh trở về quê. Qua cánh đồng xưa, Anh chạy ngược, chạy xuôi, tìm. Không thể biết ngôi mộ cũ ở đâu nữa. Trong hàng quân, Anh thầm khấn:

– Xin chị Huệ chứng giám. Trở về quê, tôi xin thay mặt anh em Đại đội 450, hằng ngày cảm ơn Chị. Mong Chị mãi mãi phù hộ cho chúng tôi – Anh cảm thấy tay mình nóng rực lên, mướt mát mồ hôi! Lưỡi anh bỗng khô rát…

Bây giờ, cả đại đội đang đứng dậy – Họ không ngờ mình lại có ngày trở về đầy đủ như hôm nay. Mọi người cúi đầu thầm cảm tạ và ngậm ngùi nhớ về một người đồng đội không bao giờ biết mặt.

Những bông huệ trắng bên dòng chữ trắng lay động, hương tỏa ngát trong buổi sớm mai…

Truyện ngắn của ĐỖ HÀN

Source : QĐND, 05/06/2014.

Số phận bi tráng của người phụ nữ sau chiến tranh

La chanteuse et actrice Phương Thanh © 2013 http://us.eva.vn
La chanteuse et actrice Phương Thanh © 2013 http://us.eva.vn

Đọc truyện ngắn Hương hoa gạo của nhà văn Dương Hướng.

Viết nhiều đề tài, trong đó, nhà văn Dương Hướng dành nhiều tâm huyết của mình cho những trang viết về chiến tranh. Tôi đọc truyện ngắn Hương hoa gạo, một trong những câu chuyện viết về đề tài ấy đã lâu, vậy mà trong lòng vẫn còn lại nỗi day dứt không nguôi.

Binh trạm nhỏ – căn nhà của má Sâm đã trở thành nơi qua lại của bao người lính đi từ căn cứ sang vùng địch. Cái tình quân dân, cái tình bà má Sâm và 4 người lính Sơn, Toán, Đào phát sinh trong hoàn cảnh ấy nhưng đặc biệt nhất. Trong chiến tranh, bom đạn dày đặc, cái sống cận kề cái chết nhưng có những ngày đáng nhớ nhất với má Sâm. Đó là vì má có 4 người lính không biết từ bao giờ đã trở nên thân thiết như người thân của má với biết bao chuyện vừa gần gũi, vừa cảm động. Má đã coi lũ lính ấy vừa như người thân, vừa là điểm tựa để vượt qua những khắc nghiệt của bom đạn, hơn thế là điểm tựa để má vượt qua nỗi cô đơn, nỗi đau khi mà chồng, con trai và con dâu má đã hy sinh cho cuộc chiến…Hết chiến tranh, cuộc sống bình yên trở lại nhưng sự bình yên trong lòng má thì chưa hết, bởi lẽ, lũ lính của má chưa về, lời hứa của má và 4 người lính ấy chưa thực hiện được. Má Sâm và con gái má, con Quế, một già, một trẻ sống bên gốc gạo chờ đợi. Cây gạo cùng má Sâm đi qua chiến tranh thật kiên cường, có lúc bị bom ngỡ chết nay hồi sinh trở lại, nở hoa đỏ rực, toả hương thơm ngát. Nhưng con gái má thì chưa gặp được người lính nào trong lũ lính của má ngày ấy để kết duyên như lời hứa… Hương hoa gạo đưa người đọc vào một câu chuyện có thể có nhiều cái kết khác nhau. Người xem cứ thấp thỏm đọc để biết cuối cùng ra sao. Hồi hộp vậy nhưng không nóng ruột vì nhà văn biết gây hấp dẫn bằng vốn ký ức tham gia quân đội của mình với vô vàn câu chuyện sinh động. Đó cũng là dòng hồi ức thiêng liêng, cảm động của bà má Sâm với cánh lính. Chẳng thế mà chiến tranh qua rồi má Sâm vẫn không quên lời hứa, không quên những người lính ấy. Cái tình của nhân vật cứ quyến luyến người đọc…

Từ đầu câu chuyện, người đọc cứ phấp phỏng lo sợ một điều gì đó cho các nhân vật chính, người mẹ già và cô gái đang mỏi mắt trông đợi những chàng trai của chiến trường năm xưa, những người xem má Sâm như mẹ mình và là người chống hứa gả của cô gái. Các chàng trai, những người lính chiến ấy đi qua ngôi nhà của má Sâm như bao người từng đi qua nhưng đã để lại ấn tượng đặc biệt. Và sau cuộc chiến, họ vẫn đi vào cuộc sống hàng ngày của má Sâm với những câu chuyện má kể cho con gái nghe, riêng cô gái, cô đã yêu họ từ chính câu chuyện của mẹ mình. Khắc họa hình tượng những người phụ nữ trở thành bến đợi để thể hiện sự mất mát, nỗi đau của chiến tranh, câu chuyện ấy không hiếm trong văn học Việt Nam. Với Hương hoa gạo của nhà văn Dương Hướng, cũng là một số phận như thế. Nhưng khi tác giả bạo dạn tạo một kết cuộc điếng người: 3 trong 4 người lính ấy đã hy sinh, người duy nhất còn lại bị thương tật dị dạng khủng khiếp… Kết cuộc ấy như xé toạc nỗi đau âm ỉ bao năm của 2 người phụ nữ, làm vỡ ra nỗi xúc động kìm nén, khiến người đọc phải chảy nước mắt… Có lẽ, nếu cả 4 người lính ấy đều hy sinh thì 2 mẹ con má Sâm vẫn mãi sống trong chờ đợi với những hồi ức đẹp đẽ, hy vọng xen lẫn chút trách cứ. Nhưng họ lại trở về mà không như mong đợi của má Sâm… để cho nỗi đau đớn lại bắt đầu. Chỉ có điều, họ vẫn là những người lính đẹp đẽ như xưa trong lòng má Sâm và con gái. Họ, người không trở về được đã nằm xuống vì đất nước, như quy luật mỗi cuộc chiến đều có những hy sinh. Còn người đã trở về vẫn không nguôi quên lời hứa, hình hài anh dẫu thương tật đến sởn da gà vẫn có một trái tim cao thượng, vẫn nghĩ bằng tình cảm đẹp đẽ cho người còn sống. Anh muốn bằng sự im lặng của mình không tạo ra nỗi khiếp sợ hay gánh nặng cho những người anh yêu quý dẫu lòng vẫn hướng về họ. Chỉ đến khi biết sự thật, những người bạn của mình không ai có thể làm tròn được lời hứa với má Sâm thì anh mới vội vã tìm về. Cuộc gặp mặt ban đầu là sự hồi hộp, vui sướng của mẹ con má Sâm nhưng càng về sau những nỗi đau càng ập tới không ngừng. Giá như mẹ con má Sâm không chờ đợi những người lính ấy đến thế, họ đã trở thành niềm tin trong cuộc sống không thể thay thế. Giá như Sơn – người lính còn sống duy nhất ấy không nặng tình đến vậy, giá như họ đã không sống hết mình với nhau đến thế, giá như họ không sống đẹp như thế thì nỗi đau ngày gặp lại cũng vơi bớt. Bi kịch ấy làm người đọc xót xa…

Hương hoa gạo là câu chuyện xúc động với phần kết được viết rất trau chuốt, tinh tế tạo thành cao trào dâng lên nỗi xót thương cho số phận nhân vật, những con người đã đi qua cuộc chiến mà nỗi mất mát vẫn còn đeo đẳng mãi họ. Giá trị của hoà bình, của cuộc sống hôm nay phải đổi bằng máu, nước mắt và cả sự hy sinh mòn mỏi đợi chờ của những người mẹ, người phụ nữ… Đọc Hương hoa gạo, nhất là vào những ngày tháng 7 đầy ý nghĩa này càng thêm một lần nhắc nhở chúng ta điều ấy!

Phan Hằng

Source : Duong Huong Blog, 08/02, 2008