Archives par mot-clé : bombardements aériens

Nữ thanh niên xung phong với quyết tâm ”Ba sẵn sàng” [2012]

Article en hommage à Nguyễn Thị Xuyến ancienne recrue des Jeunesses de Choc au Laos en 1972.

Nữ thanh niên xung phong với quyết tâm ”Ba sẵn sàng”

PhuthoPortal – “Trải qua gian khổ chiến tranh, bom rơi, đạn lạc, dù phải chịu nhiều đau thương mất mát nhưng chúng tôi vẫn tràn đầy niềm lạc quan, luôn giữ nụ cười và ánh mắt tin yêu vào cuộc sống”. Đó là lời chia sẻ, tâm sự của cựu thanh niên xung phong (TNXP) Nguyễn Thị Xuyến (sinh năm 1952) khi nhớ về những đồng đội của mình.

NhomNuTNXP_1972
Ảnh bà Nguyễn Thị Xuyến (đứng ngoài cùng bên trái), nữ TNXP Đại đội 7 – Đội TNXP 253 – Tổng đội TNXP 572 chụp cùng các đồng đội tại Sầm Nưa (Lào) năm 1972 © DR

Lần giờ tập ảnh được cất kỹ trong góc tủ cá nhân, bà Xuyến cho chúng tôi xem một tấm ảnh đen trắng chụp 9 cô gái TNXP tại một lán trại ở tỉnh Sầm Nưa (Lào). 9 cô gái đang độ tuổi xuân thì mang theo mình ngọn lửa của tuổi trẻ, của khát khao cống hiến, không tiếc máu xương vì nền hòa bình, tự do. Trong số ấy, có người vẫn còn sống, có người đã ra đi để lại trong lòng những người ở lại nỗi trăn trở mãi không nguôi. Để rồi, những tháng ngày hành quân gian khổ sang nước bạn Lào anh em, những trận bom bi xối xả, cơn sốt rét đến run người, nạn phỉ Vàng Pao và những đêm tắm gội phải có người canh gác… tất cả như thước phim quay chậm dần hiện lên trong ký ức của người nữ TNXP năm xưa.

Những năm 70 của thế kỷ trước, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ba nước Đông Dương đang bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt, yêu cầu chi viện sức người, sức của cho các chiến trường đòi hỏi hết sức khẩn trương, cấp bách. Giữa năm 1972, hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng” do Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh phát động, với khí thế sục sôi “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, gần 2.000 nam nữ thanh niên đất Tổ đã viết đơn tình nguyện lên đường ra trận. Chỉ sau 10 ngày, 1.200 cán bộ, chiến sĩ trong Đội TNXP 253 – Vĩnh Phú trực thuộc Tổng đội TNXP 572 đã tập trung đầy đủ tại địa điểm tập kết, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ mở đường chiến lược, chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên đất nước Triệu Voi. Khi ấy nữ TNXP Nguyễn Thị Xuyến mới tròn 20 tuổi, được biên chế vào Đại đội 7 – Đội TNXP 253 với nhiệm vụ mở tuyến đường chiến lược 217B ở Sầm Nưa (Lào) dài hơn 1.700km.

Nhớ lại một thời hào hùng, oanh liệt nhưng vô cùng gian khổ, hiểm nguy, giọng bà lúc tự hào, lúc bùi ngùi xúc động: “Năm 15 tuổi, tôi là Phó Bí thư Chi đoàn xã Chính Nghĩa, hoạt động trong đội dân quân tự vệ trực chiến do Thành đội Việt Trì quản lý. Hằng ngày, tôi cùng với các anh chị em vừa đi làm, vừa đeo súng trên lưng sẵn sàng chiến đấu. Khi nhận tin Tỉnh đội đang vận động thanh niên lên đường tham gia lực lượng TNXP, tôi đã tình nguyện đăng ký tham gia. Ngày đó, hòa vào đoàn quân của Tổng đội, tôi cùng các đồng đội trong đơn vị đã xung phong ra trận với ngọn lửa sục sôi trong lòng, vượt bao núi cao, ghềnh thác cheo leo để qua biên giới Na Nèo sang đất nước bạn Lào. Ban đêm, xe của ta chỉ được bật đèn gầm vượt đèo mà vẫn bị máy bay địch phát hiện và dội bom. Lúc này chiến sự ở Lào rất ác liệt. Bọn phỉ Vàng Pao thường tập kích tấn công, gây chiến tranh tâm lý, xuyên tạc chia rẽ mối quan hệ đặc biệt giữa ta và bạn. Máy bay địch bắn phá, oanh tạc suốt ngày đêm. Thời tiết khí hậu hết sức khắc nghiệt; muỗi, vắt, ruồi vàng, rắn rếp, sốt rét, ốm đau bệnh tật… Nhiều đêm mưa như trút nước, nước từ các hố bom trên núi ào xuống mang theo cả những cây gỗ lớn nhỏ khiến đoạn đường vừa mở ra bị hỏng hoàn toàn. Nhưng vượt lên trên tất cả, chúng tôi vẫn giữ vững ý chí, quyết giữ cho đường thông, xe vượt an toàn”.

Lire la suite : site de la province de Phu Tho

 

Tran To Nga : « Je veux me battre pour toutes les victimes »

[ndlr] Le procès de l’Agent Orange se déroule en France au trinunal d’Evry. L’audience du 7 janvier a été repoussée au 3 mars 2016, en l’absence des avocats et de l’état de santé de Nga. Entretien avec Tran To Nga (Le Parisien, Ondine Debré), le combat courageux d’une femme face aux firmes américaines de la pétrochimie.

Tran To Nga : « Je veux me battre pour toutes les victimes »

Aujourd’hui âgée de 73 ans, cette Vietnamienne a vu sa vie et celles de ses filles gâchées par l’agent orange employé par l’armée américaine.

Quand avez-vous été au contact de l’agent orange pour la première fois ?

J’ai décidé de m’engager dans le combat pour la libération du Sud-Vietnam en 1966. J’étais patriote et pleine de l’énergie de la jeunesse. Après des mois dans la jungle, à vivre de façon spartiate avec mes frères combattants, j’ai entendu un avion au-dessus de nous. Nous étions dans des abris souterrains. J’étais curieuse, je suis sortie. L’avion déversait une poudre orange et je m’en suis retrouvée couverte. Avec l’humidité, ça faisait une pâte visqueuse.

Que s’est-il passé ?

J’ai ressenti des démangeaisons et j’ai suffoqué. Lorsque les premiers épandages ont commencé, nous avons compris que c’était un herbicide. La végétation mourait rapidement, laissant place à un chaos terrible. Ainsi, les soldats américains avaient plus de visibilité et pouvaient plus facilement nous détecter pour nous combattre. Nous avons dû vivre dans des souterrains.

Lire la suite : Le Parisien, 09/07/2015.

* * *

* * *

Sitographie

Image “à la une” : Tran To Nga en 1966 dans le maquis au Sud Viêt-Nam © DR

Nữ lái xe Trường Sơn ngày ấy – bây giờ [VN Express]

Article sur le destin peu connu des conductrices de camion sur la Piste Ho Chi Minh.

“Trải qua chiến tranh, chúng tôi đều từ những cô gái non nớt dần cứng rắn, trưởng thành. Cuộc sống riêng tư có trắc trở thì tình cảm chị em cũng không thay đổi, gặp mặt nhau vẫn gọi mày xưng tao, vỗ vai nhau như hồi còn trẻ”, bà Kim Dung chia sẻ.

NuTNXP_laixe

Sau Tết Mậu Thân 1968, chiến sự ở các mặt trận ngày càng ác liệt. Trên tuyến đường Trường Sơn, máy bay Mỹ tăng cường đánh phá để ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Trong khi đó, nhu cầu cung cấp sức người, sức của cho miền Nam ngày càng lớn. Bộ Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn quyết định thành lập đội lái xe nữ, vừa làm nhiệm vụ vận tải tuyến hậu phương, vừa động viên tinh thần lái xe, bộ đội trên đường Trường Sơn. Ngày 18/12/1968, trung đội nữ lái xe Nguyễn Thị Hạnh ra đời tại vùng rừng núi của huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), gồm 40 cô gái lái xe và thợ sửa chữa được tuyển chọn từ các nữ thanh niên xung phong khỏe mạnh, biết chút ít về kỹ thuật xe.

Lire la suite : VN Express, 09/03/2015.

Photo à la une : Bui Thi Van, membre des Jeunesses de choc, devenue conductrice sur la piste Hô Chi Minh.

Năm 1965, Bùi Thị Vân (quê Nam Định) mới tròn 16, khai tăng tuổi để đi thanh niên xung phong với suy nghĩ “không thể ngồi yên một chỗ khi chiến trường đang ác liệt”. Khi hết 3 năm nghĩa vụ, biết binh trạm tuyển con gái để lập đội nữ lái xe, Vân xung phong đi học lái. Cô gái nhỏ nhắn, được gọi là Vân “hoa lá” luôn giành giải trong các cuộc thi Đầu xe Hồng Gấm, Tay lái 8/3… của trung đội.

Réf. : Hoàng Phương, “Nữ lái xe Trường Sơn ngày ấy – bây giờ”, VN Express, 09/03/2015.

Những bông huệ buổi sớm mai [nouvelle de Do Han]

Nouvelle littéraire de Do Han.

QĐND – Trên bàn thờ nhà Anh bao giờ cũng có những bông huệ trắng. Mùa khan hiếm thì chỉ một bông, đến gần tàn, Anh lại thay. Mùa hoa rộ, Anh để cả bó, thay hằng ngày. Huệ trắng muốt, thơm dìu dặt khắp nhà.

Bạn bè đến chơi, ngắm, khen và ngờ ngợ. Có người còn định trêu chọc Anh nữa; song không dám – bởi thấy Anh đặt những bông hoa trang trọng lắm.

Vợ Anh hỏi, Anh chỉ cười và đủng đỉnh:

– Mình thấy hoa huệ không đẹp hay sao?

Nhà Anh đã dời vài ba lần. Từ căn nhà lá trong xóm vắng, nay đã là căn hộ hai tầng ngoài phố. Ở đâu, sáng nào, Anh cũng có những bông huệ trắng đặt trên ban thờ.

Đều đặn như thế đã hơn 20 năm.

Buổi gặp mặt Đại đội Thanh niên xung phong, chuyện về những bông huệ mới sáng tỏ.

Đại đội gặp mặt đủ 150 người, không vắng một ai. Anh ôm bó huệ trắng trang trọng đặt bên dòng chữ: “Gặp mặt Đại đội thanh niên xung phong 450, Đội 348”. Nhìn những gương mặt đồng đội xưa, Anh bùi ngùi nhớ lại.

Buổi trưa hôm đó, Đại đội hành quân qua một dãy đồi trọc. Trước mặt là một vùng đất khô cằn đến rợn người. Đất nẻ toác, trắng nhởn. Lá cỏ khô quăn như những sợi thuốc lào. Anh ra lệnh dừng chân. Mỗi người phải đào một hố đất nằm nghỉ tránh nắng. Trên miệng hố che mấy cành lá khô vẫn cài sau lưng khi hành quân. Mỗi hố cách xa nhau vài chục mét, phòng bom tọa độ. Mệt bã người, Anh tợp hai hớp nước hiếm hoi và thiếp đi. Bỗng rùng rùng… như có trận bom xa. Anh chập chờn thấy cảnh lá khô lay động. Mờ mờ hiện ra một cô gái thanh niên xung phong. Hai bím tóc tướp xơ, xù lên vàng như râu ngô. Cô nhìn xoáy vào mắt Anh. Làn môi phồng rộp của cô mấp máy như muốn nói. Anh vùng dậy, mở mắt. Xung quanh lặng đến choáng váng. Nắng sôi trên những trảng cát. Anh giật mình khi thấy nơi mình nằm không phải bên một mô đất mà… mà… là một ngôi mộ. Anh lật đật đội mũ, bò đến bên ngôi mộ. Cỏ trên mộ vụn tơi trong đất. Một miếng sắt tây cắt từ thùng lương khô nhô lên. Anh gạt đất xung quanh, trên nền sắt gỉ hiện lên dòng chữ đục chuệch choạc:

“Nguyễn Thị Huệ – thanh niên xung phong

Sinh năm 1950, hy sinh 1970”

Anh cạy từng lát đất, đắp lên miếng sắt tây. Miệng anh thầm khấn:

– Thưa chị Huệ! Chị nằm đây đã hai năm. Giữa cánh đồng cháy nắng, chắc chị khát lắm. Tôi chỉ còn chút nước này, xin mời Chị, phần nào để Chị mát lòng. Mong Chị linh thiêng phù hộ độ trì cho Đại đội thanh niên xung phong 450 chúng tôi: Tai qua nạn khỏi, ngày chiến thắng trở về đầy đủ.

Anh nâng hai tay, rót bình tông nước từ từ xuống mộ. Đất xèo xèo, những hạt nước lặn tăm trong lòng đất. Đến giọt cuối cùng, Anh bỗng rùng mình, hoa mắt. Một làn hơi trắng bảng lảng bốc lên bay tỏa ra xa…

Chị khát, Chị nằm đây đã hai mùa khô, 5 tháng nay không một giọt nước, không một bóng mây bay qua mộ Chị, Chị chạy, Chị gào thét: “Có ai không? Có ai không? Cho tôi nước, cho tôi nước!”. Cánh đồng cứ lặng phắc như tờ. Đêm cũng như ngày, gió rào rạt thổi như táp lửa lên mặt Chị.

Chị tắt thở trong nỗi khát.

Hôm ấy, Chị trúng mảnh bom, máu xối xả chảy từ đùi Chị. Các chị em trong đơn vị vội vàng ga-rô và đặt Chị nằm ghếch lên đùi một người bạn. Máu không cầm được nữa vì còn một mảnh bom nằm trong bụng Chị. Nó đã cắt đứt mạch máu, máu chảy ngầm mà không ai làm gì nổi. Chị mê man trong những tiếng “nước, nước…”. Anh chị em không dám cho Chị uống nhiều, hay vì không còn nước, Chị không biết nữa, thỉnh thoảng Chị chỉ được mấp máy môi đón giọt nước từ một chiếc khăn mặt đặt lên miệng. Chị em giàn giụa nước mắt gọi: “Cố lên Huệ ơi! Huệ ơi! Mày đừng đi”. Chị mở mắt trừng trừng như cầu xin, như giận dỗi đòi được uống. Đơn vị chôn chị giữa cánh đồng chang chang nắng, một mảnh sắt tây được ghi tên để sau này tìm lại.

Đêm đêm Chị vẫn bay lên cao, dõi theo bước đi của đơn vị. Chị rú lên đau đớn mỗi khi nhìn thấy những cột bom giội xuống đầu đồng đội. Chị gào thét, vật vã qua những tháng ngày khô hạn. Đời Chị cứ mãi khát thế này sao?

Hôm nay, người bạn trai của Chị đã đến và cho Chị uống. Từ khi còn đi học cấp 3, Chị đã nổi tiếng xinh đẹp, Chị nhỏ nhắn nhưng trắng, trắng muốt như những cánh hoa Huệ – cái trắng tinh khiết, thánh thiện. Ngày ấy, bạn trai của Chị là một anh bạn cùng khóa. Chỉ có những ánh mắt và những lời hỏi bài bâng quơ, nhung nhớ và day dứt. Trong năm học, hai người chưa bao giờ dám hẹn nhau. Các buổi liên hoan văn nghệ toàn trường, Chị vừa dứt bài “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” và rời sân khấu, Anh chỉ dám dúi vào tay Chị bông hoa cúc nhỏ và một lời lí nhí “tặng bạn”.

Đêm cuối cùng trước khi nghỉ hè để ôn thi đại học, Chị đã chủ động hẹn gặp Anh. Trăng đêm ấy sáng đến huyền ảo, ánh trăng nghẹn ngào trên cánh đồng lúa hiếm hoi của miền trung du. Trăng ngăn ngắt xanh như những cánh rừng xanh mọng nước mưa. Hai người ngồi bên nhau đến gần sáng, không một động tác sàm sỡ, không một lời đùa cợt. Họ cứ cầm tay nhau và nhìn vào mắt nhau. Trước khi chia tay, Anh mạnh dạn ôm choàng lên vai Chị. Chị rạng rỡ đón nhận nụ hôn đầu đời. Nhưng bỗng “bựt”, chiếc cúc sau lưng Chị đứt tung. Chiếc áo con lỏng ra, ngực Chị dồn lên như sóng. Hai nhũ hoa cương cứng lên và đau nhói. Chị ngồi thụp xuống và ôm mặt khóc.

Nước mắt tan ra trong ánh trăng và ánh mắt bối rối của người bạn trai. Chị mang nỗi khát khao cháy bỏng ấy vào chiến trường. Anh thi đỗ đại học và họ biền biệt xa nhau.

Hôm nay, giữa trưa nắng nhức nhối. Chị bỗng lờ mờ nhận ra hình như Anh, lại hình như không phải. Chị muốn ôm lấy Anh, rồi ngại ngần dừng lại. Mắt chị thấy gì đâu? Tai Chị nghe gì đâu? Chị cảm thấy! Chao ôi! Một hơi ấm con trai! Chị đã bao đêm ôm ngực, cái vồng ngực nhức nhối ấy, chờ một bàn tay… Chị bay lên, thỏa mãn được đáp đền.

Đơn vị Anh sang làm đường bên đất bạn Lào. Qua 256 trận bom Mỹ; qua bao trận sốt rét rừng, qua những mùa khô cháy cổ. Có trận nổ mìn, đất đá đè lên cả một tiểu đội. Rất may, chỉ bị thương nhẹ 4 người.

Ngày chiến thắng, các Anh trở về quê. Qua cánh đồng xưa, Anh chạy ngược, chạy xuôi, tìm. Không thể biết ngôi mộ cũ ở đâu nữa. Trong hàng quân, Anh thầm khấn:

– Xin chị Huệ chứng giám. Trở về quê, tôi xin thay mặt anh em Đại đội 450, hằng ngày cảm ơn Chị. Mong Chị mãi mãi phù hộ cho chúng tôi – Anh cảm thấy tay mình nóng rực lên, mướt mát mồ hôi! Lưỡi anh bỗng khô rát…

Bây giờ, cả đại đội đang đứng dậy – Họ không ngờ mình lại có ngày trở về đầy đủ như hôm nay. Mọi người cúi đầu thầm cảm tạ và ngậm ngùi nhớ về một người đồng đội không bao giờ biết mặt.

Những bông huệ trắng bên dòng chữ trắng lay động, hương tỏa ngát trong buổi sớm mai…

Truyện ngắn của ĐỖ HÀN

Source : QĐND, 05/06/2014.