Archives par mot-clé : Jeunesses de choc

Engagement, souffrance, résilience : pour une histoire genrée de la guerre du Viêt-Nam – INALCO, 12 avril 2023

Plongée dans l’historiographie des Vietnamiennes pendant la guerre.

Mercredi 12 avril 2023 – 18:00 – 20:00
INALCO
Pôle des langues et civilisations (65 rue des Grands Moulins 75013), Auditorium et salle 5.23

Conférence de François Guillemot, historien (Institut d’Asie Orientale – IAO) et ingénieur de recherche (CNRS), organisée par la Fondation Inalco dans le cadre de l’édition 2022-2023 du cycle Violences sexuelles et violences de genre dans le monde, grâce au soutien de la Fondation ROTHSCHILD-Institut Alain de Rothschild.

Résumé :
Après un survol historiographique sur l’histoire des Jeunesses de choc (Thanh Niên Xung Phong), nous partirons sur les pas de cette jeunesse mobilisée sur la Piste Hô Chi Minh. La commémoration en 2019 du 60e anniversaire de l’ouverture de la piste (mai 1959) a permis de réévaluer l’importance stratégique de ce réseau dans la victoire communiste de 1975. Cette “piste mythique” (đường mòn huyền thoại) s’est révélée être la clé de voûte de la guerre de réunification. L’expérience de dizaines de milliers de femmes et d’hommes pour ravitailler le front du Sud en forces et en munitions est aujourd’hui mieux connue et fait surgir les questions d’engagement, de souffrance et de résilience.
L’expérience de la Piste sera considérée ici sous la double perspective de la marge et du genre. Le rôle essentiel des femmes sera souligné : démineuses, déblayeuses, conductrices de camion, chanteuses, éclaireuses, infirmières, miliciennes… , nous relierons entre-elles ces marges multi-situées de la guerre (jungles, villes, campagnes, diplomatie internationale) pour offrir une photographie plus générale du conflit du point de vue du genre. Il reste en effet une histoire de la guerre du Viêt-Nam à écrire dans une perspective genrée, en prenant en compte toutes ses composantes (nord et sud, marge et centre, ethnies minoritaires, fonctionnement genré de l’armée populaire, engagement des femmes des deux côtés du 17e Parallèle, populations civiles).
 

Voir la conférence : https://hal.campus-aar.fr/hal-04098840/documen


Biographie de François Guillemot

François Guillemot est historien, ingénieur de recherche au CNRS, chercheur à l’Institut d’Asie orientale (IAO, CNRS, UMR 5062), École normale supérieure de Lyon. Auteur de plusieurs ouvrages sur le Viêt-Nam contemporain dont Viêt Nam, fractures d’une nation. Une histoire contemporaine de 1858 à nos jours (Paris, La Découverte, 2018) et Des Vietnamiennes dans la guerre civile, 1945-1975. L’autre moitié de la guerre (Paris, Les Indes savantes, 2014). Il mène des recherches sur la guerre civile vietnamienne, les mouvements nationalistes, le genre pendant la guerre du Viêt Nam. Il anime les carnets de recherche « Guérillera » dédié à la problématique des femmes et de la guerre dans une perspective transnationale et « Mémoires d’Indochine » dédié à l’histoire et aux récits alternatifs de la révolution et de la guerre.

Những bông hồng thép trên tuyến lửa

Il y a 60 ans s’ouvrait la Piste Hô Chi Minh. Exposition commémorative au Musée des Femmes de Hanoi. Les jeunes filles qui partent sur la Piste Ho Chi Minh ne craignent pas la mort ni un voyage sans retour mais elles redoutent la dégradation des corps et les fantômes de la jungle. Article de Minh Hiêu.

VHO- Các cô gái trẻ ra chiến trường không sợ cái chết, ra đi không hẹn ngày trở về, nhưng lại có nỗi sợ rất giản đơn như sợ vắt, sợ ma, sợ xấu, sợ rụng tóc… Những câu chuyện cảm động ấy được giới thiệu tại triển lãm “Kiêu hãnh Trường Sơn”, khai mạc sáng qua 16.5, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Un coin de l’exposition © DR

Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Nữ chiến sĩ Trường Sơn tổ chức nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (1959 – 2019). Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước có khoảng 18.000 nữ giới tham gia trên tuyến đường Trường Sơn với đủ các lực lượng. Con đường Trường Sơn đã để lại những cái tên trở thành huyền thoại như Mười cô gái TNXP ở Ngã ba Đồng Lộc; Tiểu đoàn nữ chiến sĩ Trưng Trắc của tỉnh Hà Tây; Đội nữ chiến sĩ lái xe mang tên người nữ anh hùng quân giải phóng miền Nam Nguyễn Thị Hạnh; Tiểu đoàn vận tải 232 thuộc Cục Hậu cần Quân khu V; hay những cái tên bất tử như Hồ Kan Lịch, La Thị Tám, Nguyễn Thị Huấn, Hồ Thị Thu Hiền, Đinh Thị Thu Hiệp…

Họ là những anh hùng. Nhưng họ cũng là những người con gái. Lời kể cùng chân dung của 60 cựu nữ chiến sĩ, thanh niên xung phong về cuộc sống và chiến đấu nơi tuyến lửa Trường Sơn được hiện lên đầy tính nữ nhưng không kém phần anh dũng, kiên cường. Bà Nguyễn Thị Kim Quy, Quân y Đoàn 559 chia sẻ: “Mỗi lần hành quân chị em cũng băng rừng, vượt dốc như nam giới không hề sợ súng đạn gì cả. Nhưng cứ hành quân ban đêm là chị em gái chúng tôi ai nấy đều sợ ma. Dù vậy để không bị bỏ lại và theo kịp đơn vị chúng tôi phải nhìn theo bóng lân tinh mờ mờ trên mũ của đồng đội đi trước mà nín thở đi theo”. Hay cái thời mà mái tóc dài, đen mượt là một trong những chuẩn mực vẻ đẹp của người con gái, vậy mà “vào chiến trường hay bị sốt rét nên tóc rụng hằng ngày, có chị rụng trọc cả đầu. Người khóc, người hoảng sợ nên không dám chải đầu vì từng mảng tóc cứrời ra”, bà Nguyễn Thị Oanh, bộ đội Công binh Đoàn 559 nói.

Những năm tháng ấy, những cô gái trẻ đã trải qua những xúc cảm cùng cực nhiều hơn cả một đời người có thể có: yêu thương, căm thù, ám ảnh, mất mát, sợ hãi, nhưng trên hết là sự kiên cường và quyết tâm đánh thắng quân xâm lược. Bà Dương Thị Trình, Trung đội trưởng B3, Đoàn 559 kể: “Ngày mưa nước lớn, ngoài việc lấp những hố bom trên cao, trực barie, chúng tôi còn chuẩn bị đá để khi nước rút là lấp vào những hố bom dưới ngầm Tà Lê. Toàn tuyến đơn vị bảo vệ dài khoảng 8km lúc nào cũng phải bảo đảm thông suốt trong mọi tình huống. Nơi đây là tọa độ lửa bị địch bắn phá ác liệt, ngầm phải xây đi xây lại đến 5 lần. Tháng 3.1973, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm Trung đội đã thốt lên: “Các cô không phải là người thường. Ở nơi như thế này, chỉ có gang thép mới trụ được” và đặt tên cho B3 là “Trung đội nữ công binh thép”…

Chiến tranh đã lùi xa, những cô gái bước ra từ cuộc chiến tiếp tục đóng góp sức mình cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nhưng vẫn không quên nghĩa cử cao đẹp, tri ân tới các đồng đội đã ngã xuống. Cho đến hôm nay, trong họ vẫn mãi tỏa sáng một niềm kiêu hãnh Trường Sơn. Đến với triển lãm, các nữ chiến sĩ, TNXP năm xưa, nay ở nhiều tỉnh, thành khắp cả nước như Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình… tay bắt mặt mừng, cùng nhau xem lại từng bức ảnh, từng kỷ vật chiến trường. Các tài liệu, hiện vật tại triển lãm như đưa họ về lại những năm tháng đạn bom; những kỷ niệm ở đúng khoảnh rừng đó, con suối nọ, trên chiếc xe kia, tại những hố bom này, trong những đêm mùa khô thiếu nước đến hanh hao, hay những ngày ngụp lặn trong mùa mưa cả tháng quần áo không khô… đã được họ xúc động nhắc lại.

Source : Van Hoa, 17/05/2019.

Tái hiện những ký ức kiêu hãnh của nữ chiến sĩ, thanh niên xung phong Trường Sơn

Exposition commémorant le 60e anniversaire de la Piste Ho Chi Minh (1959-2019). L’exposition organisée par le Musée des Femmes de Hanoi se déroulera du 15 mai au 17 juillet 2019. Hommage aux héroïques “roses d’acier” des Jeunesses de choc (TNXP).

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (1959 – 2019); Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội nữ chiến sĩ Trường Sơn tổ chức triển lãm “Kiêu hãnh Trường Sơn”. Với 3 chủ đề trưng bày: Dấu ấn một huyền thoại, Những bông hồng thép, Phía sau cuộc chiến… triển lãm tái hiện một con đường thời gian về Trường Sơn với sự bền bỉ của ý chí, sức mạnh của trái tim, khát vọng của tuổi trẻ và cả những hồn nhiên của đời thường…

Lire la suite : Dân Tri, 16/05/2019.

Chăm lo tốt hơn cho nữ bộ đội, thanh niên xung phong

Mme Đặng Thị Ngọc Thịnh, Vice-présidente de la République socialiste du Viêt-Nam valorise le rôle des femmes pendant la guerre du Viêt-Nam.

Chăm lo tốt hơn cho nữ bộ đội, thanh niên xung phong

Ngày 29-5, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã tiếp đoàn đại biểu nữ là bộ đội Trường Sơn, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, công nhân giao thông thời kỳ kháng chiến.

Mobilisation des Jeunesses de choc de Hanoi (1965) © DR

Trò chuyện với 66 đại biểu đến từ 32 tỉnh, thành phố trên cả nước, Phó Chủ tịch nước bày tỏ sự tự hào về những chiến công, thành tích của các nữ chiến sĩ đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của đất nước.

Phó Chủ tịch nước mong muốn các cựu nữ quân nhân, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, công nhân giao thông tiếp tục phát huy vai trò gương mẫu trong cộng đồng, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, phát huy tinh thần đoàn kết, thi đua lao động sản xuất, học tập, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, như mong ước của Bác Hồ.

Phó Chủ tịch nước cũng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương cần quan tâm chăm lo hơn nữa tới đời sống của những người có công, đặc biệt là nữ bộ đội, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong; giải quyết những vấn đề tồn đọng về việc khen thưởng cho những người có công tham gia kháng chiến.

Source : Sai Gon Giai Phong, 30/05/2019.

Actualités Thanh Niên Xung Phong

Quelques articles en ligne sur le traitement des pensions des ancien.nes des Jeunesses de choc pendant la période 1965-1975. Les différentes associations régionales font le point sur dix ans d’activités (et parfois plus). Pour rappel, l’association des Jeunesses de choc a vu le jour en décembre 2004.

Văn Chương, Trần Trung, “Chủ tịch Quốc hội dâng hương nghĩa trang liệt sĩ Hà Tĩnh“, VTV8, 24/01/2018. Voir aussi Báo SGGP Online ; Dân Trí.

Chinh Phu VN, “Trường hợp phải lập lại hồ sơ xác nhận thương binh“, VGP News, 14/01/2018. (Chinhphu.vn) – Ông Lê Viết Thắng (Quảng Bình) tham gia thanh niên xung phong ngày 5/6/1965 tại Đơn vị 756, T31; bị thương vào ngày 5/6/1967 khi đang chiến đấu, hiện mảnh kim khí vẫn còn trong cơ thể ông.

Duc Ngoc, “Những người muôn năm cũ: Gặp cô gái thép Truông Bồn“, Nguoi Lao Dong, 07/01/2018. Bà Trần Thị Thông – nguyên Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2, Đại đội 317 Thanh niên xung phong tỉnh Nghệ An – là chiến sĩ duy nhất sống sót trong trận mưa bom máy bay Mỹ ném xuống Truông Bồn năm 1968.

Do Khac The, “Cựu thanh niên xung phong tận tụy“, Quân Đội Nhân Dân Online, 16/12/2017. QĐND – Năm 2007, Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận được thành lập và bà Nguyễn Thị Sáu quê ở thôn Bình An, xã Hàm Chính được bầu làm Chủ tịch hội. Suốt 10 năm qua, bà Sáu luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Hà Hiền, “Giải quyết kịp thời chế độ đãi ngộ thanh niên xung phong“, Hà Nội Mới, 23/12/2017. (HNM) – UBND TP Hà Nội vừa ban hành Báo cáo 370/BC-UBND về sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định 40/2011/QĐ-TTg ngày 27-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ đãi ngộ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

Minh Huyên, “Đông Hòa: Hội Cựu thanh niên xung phong huyện tổ chức đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2017-2022“, Phu Yên Online, 31/12/2017. Hội Cựu thanh niên xung phong huyện Đông Hòa vừa tổ chức đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2017-2022.

Ngoc Như, “Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh: Thực hiện tốt các hoạt động nghĩa tình đồng đội“, Báo Bình Dương, 02/01/2018. Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác hội năm 2017 và đề ra chương trình hoạt động năm 2018.

Phạm Thuận Thanh, “Nghĩa tình đồng đội“, Báo Bắc ninh, 20/12/2017. Tháng 7 năm 2005, Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh Bắc Ninh được thành lập với hệ thống tổ chức ở 8/8 huyện, thị xã, thành phố và 126 xã, phường, thị trấn, thu hút trên 11.000 hội viên tham gia.

Vy Anh, “Thanh niên xung phong cơ sở miền Nam sống cô đơn được trợ cấp 540.000 đồng/tháng“, Thanh Niên, 15/10/2017. Nghị định 112/2017/NĐ-CP, sẽ có hiệu lực từ ngày 20.11 quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong (TNXP) cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 -1975.