Biopic consacré à la journaliste et essayiste italienne Oriana Fallaci, le film raconte la vie de cette femme hors norme, des rues de la Dolce vita de Rome au 11-Septembre à New York en passant par le Vietnam, la Grèce des colonels ou l’Iran de Khomeiny. Oriana Fallaci a sillonné la planète et révolutionné le journalisme. Impertinente, drôle et parfois brutale, elle avait ses amis et ses ennemis. Raconter sa vie revient en quelque sorte à raconter l’histoire du XXe siècle.
« Ce destin exceptionnel (…) mérite largement d’être vu et médité : la réflexion sur l’engagement et le sens de la vie pousse le scénario un peu plus loin qu’il n’y paraît, au-delà de ses conventions manifestes. »
Năm 1969 tôi ở khu Bốn về báo Tiền Phong làm phóng viên. Dạo đó Mỹ bắt đầu thực hiện kế hoạch ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở vào. Bom đạn ác liệt hơn vì số lượng bom vẫn thế mà bây giờ tập trung hạn chế vào một vùng. Đơn vị tôi ở trong đó một thời gian thì được chuyển ra cầu Hàm Rồng.
Từ cầu Hàm Rồng mình về báo Tiền Phong. Hà Nội vẫn thỉnh thoảng có báo động nhưng với người từ vùng chiến sự trở về, tiếng còi báo động như gió thoảng thôi. Ngạc nhiên hết sức khi thấy các sếp của báo đội mũ sắt đi rất nhanh xuống hầm trú ẩn – cái hầm ở trong nhà, giữa phòng khách nhà cũ. Còi báo an đã lâu các sếp mới trở lên.
Về báo Tiền Phong người tôi quý mến đầu tiên là anh Tất Vinh. Dạo đó các anh Bùi Ngọc Tấn, Mạc Lân đã rời khỏi báo rồi và cũng đang gặp chuyện. Không rõ có chuyện gì nhưng anh Tất Vinh trong câu chuyện kể với tôi thường bảo: Báo Tiền Phong trước có nhiều người khá đấy.
Anh Tất Vinh như cố ý ăn mặc luộm thuộm, quần ống thấp ống cao, lúc nào cũng như vội đi đâu. Anh bảo: Làm báo phải linh hoạt nghe chưa. Mày cứ ra ga Hàng Cỏ ấy, hỏi han người ta rồi phóng tác lên chứ lúc nào cũng đận đà trình tự như mày thì có đến mùa quít. Anh nói rồi kéo tôi thì thầm: Tao nói thế thôi chứ không được ẩu. Nghe tao một phần thôi! Viết lách phải cẩn thận. Chắc anh ấy muốn nói cái gì nhưng thấy tôi ngố quá lại thôi. Mà dạo đó ngố thật. Mới 20 tuổi lại ở rừng ra lại được giáo dục rất ngăn nắp nên nhiều chuyện phải trố mắt ra mà nhìn mà nghe.