Archives par mot-clé : Nga ba Dong Loc

Tuyên truyền bị phản tác dụng [RFA]

Article critiquant le spectacle de la commémoration des dix jeunes filles Jeunesses de choc de Dông Lôc. Dix jeunes filles transformées en autant de fantômes.

Lễ Kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng Đồng Lộc” và chương trình nghệ thuật “Đồng Lộc – Bài ca bất tử” do tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức bị công luận cho là lối mòn tuyên truyền lâu nay ở Việt Nam đã mất tác dụng; thậm chí còn làm mất niềm tin của nhiều người.

“Nhát ma” người xem?

Sau khi hình ảnh 10 cô gái mặc áo dài trắng giữa đêm được sử dụng nhằm minh họa cho 10 nữ thanh niên xung phong bị tử trận tại Ngã ba Đồng Lộc được lan truyền trên mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng cách cách dàn dựng chương trình như vậy là “nhát ma” người xem. Nghệ sĩ Nam, người từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghệ thuật nhận xét.

Tất nhiên là áo dài trắng giữa đêm thì người ta nói tới ma đúng không. Thật ra những cô gái đó đã mất thì họ không muốn họ làm ma đâu. Người ta chỉ muốn biết họ đã từng sống như thế, đã từng hát giữa đêm như thế, đã từng chiến đấu hết mình như vậy. Người ta là người mà đâu phải ma đâu.

Lire la suite : RFA, 24/07/2018.

Illustration “à la une” : les dix jeunes filles en ao dai blanc dans la nuit de Dong Loc © Facebook de Nguyen Son.

Cục Người có công “bác” đề nghị công nhận Liệt sỹ cho nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc

Un article sur les critères de sélection pour recevoir la pension au titre des “Martyrs”. Un titre actuellement refusé à Mme Trần Thị Xanh ancienne des Jeunesses de choc, blessée au Carrefour de Dong Loc en 1967 pendant la guerre et décédée en 1983.

Phúc đáp văn bản của Sở LĐTBXH Hà Tĩnh, Cục Người có công (Bộ LĐTBXH) cho rằng trường hợp bà Trần Thị Xanh (quê Đức Thọ, Hà Tĩnh), là nữ thanh niên xung phong bị thương tại Ngã ba Đồng Lộc, không đủ điều kiện công nhận liệt sỹ.

Ngày 14.12.2016, Cục Người có công ra văn bản số 2888 “Về việc xác nhận liệt sỹ” do Phó Cục trưởng Nguyễn Duy Kiên ký, phúc đáp công văn của Sở LĐTBXH Hà Tĩnh. Theo đó, Cục Người có công cho rằng trường hợp bà Trần Thị Xanh, là thanh niên xung phong, bị thương tại Ngã ba Đồng Lộc năm 1967, mất năm 1983 vì vết thương tái phát, không thuộc diện xét công nhận Liệt sỹ.

Cục Người có công căn cứ  Mục II, Công văn số 274-NC ngày 7.4.1970 của Phủ Thủ tướng về việc hướng dẫn tiêu chuẩn xét công nhận liệt sỹ, “những trường hợp bị tra tấn sau bị ốm chết và những trường hợp bị thương tật sau vì vết thương cũ tái phát mà chết phải là những trường hợp chết liền hoặc chết sau một thời gian rất ngắn…mới được xét công nhận liệt sỹ”.

[…]

Ông Đào Văn Tinh, Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh Hà Tĩnh nói: “Về bản chất, bà Xanh rất xứng đáng là Liệt sỹ. Bà Xanh chưa làm được thương binh, có trách nhiệm của các cơ quan hữu quan. Luật có những điều chưa sát thực tế thì cần điều chỉnh, chứ để bỏ sót người có công là có tội”.

Lire la suite : Lao Dong, 15/01/2017.

Nữ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc hi sinh 33 năm chưa được công nhận Liệt sỹ

A lire sur le Lao Dong. Le long combat pour la reconnaissance d’une mère, martyre du carrefour de Dong Loc.

Là nữ thanh niên xung phong tại tuyến lửa Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), bà Trần Thị Xanh bị bom vùi lấp, bị chấn thương sọ não sau đó qua đời vì bệnh tái phát. Đã 33 năm qua, người thân đề nghị công nhận Liệt sỹ nhưng vẫn vô vọng.

Mòn mỏi đề nghị công nhận Liệt sỹ

Theo đơn trình bày của gia đình và các hồ sơ lưu trữ, bà Trần Thị Xanh, sinh năm 1946 quê quán xã Trung Lễ (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Bà tham gia thanh niên xung phong biên chế vào đơn vị C556 – N55 – P18 tại ngã ba Đồng Lộc. Sau một năm bà Xanh được kết nạp vào Đảng và đảm nhiệm chức vụ A trưởng.

Chiến trường Đồng Lộc vô cùng ác liệt. Ngày 12.6.1967, máy bay Mỹ ném bom xuống đơn vị làm sập hầm trú ẩn, bà Xanh bị đất đá vùi lấp, được đồng đội đào cứu ra. Bà bị chấn thương nặng, hôn mê liên tục hai ngày và được đưa vào bệnh viện điều trị. Bà Xanh bị chấn thương sọ não nên bị điên loạn, bỏ đi lang thang; được đưa vào Trại điều dưỡng T202 tại Việt Trì.

Theo hồ sơ bệnh án của bệnh viện tỉnh Vĩnh Phú khu điều dưỡng thương binh C, bà Xanh đã chết vì chấn thương sọ não tái phát, điều trị không hồi phục vào ngày 21.5.1983.

Do gia đình ly tán, khó khăn nên không có điều kiện làm các chế độ người có công cho bà Xanh. Đến năm 1995 – 2000, em trai bà Xanh đã  làm hồ sơ đề nghị công nhận bà Trần Thị Xanh là Liệt sỹ. Từ cấp xã cho đến Tỉnh Đoàn đều đồng ý đề xuất cấp trên suy tôn bà Xanh là Liệt sỹ.

Tuy nhiên, Thanh tra Bộ LĐTBXH  và Sở Nội vụ Hà Tĩnh có văn bản trả lời, cho rằng bà Xanh chưa đủ yếu tố và điều kiện xác nhận liệt sĩ theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 11, NĐ 28/CP và Điểm b điều 17 nghị định 31/2013/ NĐ-CP.

Lire la suite : Lao Dong, 30/08/2016.

Image “à la une” : Bản sao bệnh án xác nhận trường hợp bị thương của nữ TNXP Trần Thị Xanh / Copie du dossier médical confirmant les blessure de Mme Tran Thi Xanh lors de son service en tant que membre des Jeunesses de choc.

Trở về Ngã ba Ðồng Lộc – Retour au carrefour de Dong Loc

Retour à Dong Loc, reportage de Phan The Cai. 45 ans après, le carrefour de Dong Loc reste le haut lieu du sacrifice des TNXP pendant la guerre du Viêt-Nam.

Chị Võ Thị Tần. Sinh năm 1944. Thiên Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh © Bui Tuan
Chị Võ Thị Tần. Sinh năm 1944.
Thiên Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh © Bui Tuan

45 năm đã đi qua, Ngã ba Ðồng Lộc trở thành địa chỉ đỏ cho hàng triệu người con Việt Nam và bè bạn quốc tế tìm về tri ân và ôn lại một thời hào hùng, máu lửa. Một ngã ba Anh hùng đã ghi dấu chiến công của bao anh hùng, liệt sĩ và hôm nay đang vươn mình đổi thay, giàu đẹp.

Hành hương về địa chỉ đỏ

Nhắc tới “Ngã ba Ðồng Lộc” ai cũng bồi hồi xúc động và tự hào. Bao nhiêu người đã ngã xuống và những nhân chứng lịch sử vẫn còn đây. Còn đây Anh hùng La Thị Tám, người đứng trên đỉnh núi Mòi “đếm từng loạt bom rơi”. Còn đây dũng sĩ lái máy gạt Uông Xuân Lý. Còn đây những cựu thanh niên xung phong, những công nhân giao thông vận tải san lấp hố bom, vác đá vá đường. Những chiến sĩ pháo thủ, những lái xe “ngẩng đầu cao trong sáng tuyệt vời”. Với khát vọng đất nước độc lập, hòa bình, họ xem cái chết nhẹ như lông hồng.

Về với Ðồng Lộc, tất cả cùng ngước lên Tượng đài chiến thắng để soi lại mình, thức dậy những kỷ niệm còn tươi rói, nụ cười đồng đội, chân dung đồng đội. Những ngày này, khu mộ 10 cô gái thanh niên xung phong tuổi đôi mươi luôn có những vòng hoa trắng, những nén hương khấn nguyện. Bao nhiêu “cuộc chia ly màu đỏ” bây giờ trở lại Ðồng Lộc ai chẳng có một nỗi niềm riêng. Nhiều người vẫn nhắc tới Vương Ðình Nhỏ, Nguyễn Tri Ân, Nguyễn Tiến Tuẩn… Dòng người về Ðồng Lộc ngày mỗi dài thêm. Có những người đã một thời chiến trận khi trở về với miền ký ức, họ chỉnh trang lại quân phục cũ, gắn trên ngực huân, huy chương. Tuổi trẻ cũng trong trang phục mầu xanh, vành mũ tai bèo. Họ hát lại bài ca một thời đã hát, băng qua những ngọn đồi, con suối một thời đã qua.

Lire la suite : Nhân Dân, 26/07/2013.