A lire sur le Lao Dong du 28/09/2014.
Đến đại bản doanh của CLB Sông Lam Nghệ An lúc này, không khó để người ta nhận ra chị. Công việc tạp vụ khiến người phụ nữ phải chạy đôn chạy đáo và làm đủ thứ việc. Nhìn khuôn mặt khắc khổ, không ai có thể ngờ, chị từng được gọi với cái tên “huyền thoại” và đi vào lịch sử môn điền kinh Việt Nam với những thành tích vô tiền khoáng hậu.
“Nữ hoàng” chân đất
Chị là Trần Thị Soa, cái tên vô cùng đặc biệt của điền kinh Việt Nam những năm sau chiến tranh. Cũng như bao đứa trẻ sinh ra tại xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), từ nhỏ Soa đã có lòng căm thù giặc và mong muốn góp sức mình vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đang học lớp 6, hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân tham gia chống Mỹ cứu nước, xếp bút nghiên, cô nữ sinh trường huyện dũng cảm tham gia TNXP vào chiến trường đánh giặc. Không thể ngờ, tại nơi mưa bom, bão đạn, Soa lại nhận ra được khả năng đặc biệt của mình, đó là chạy rất nhanh.
Chuyện là hồi ấy, đơn vị của Soa chuyên làm nhiệm vụ phá bom nổ chậm. Trong nhiều lần như vậy, Soa đều nhanh chân hơn các đồng đội và vì thế vô hiệu hóa được rất nhiều bom đạn của kẻ thù. Từ đó, Soa được chỉ huy đơn vị và các đồng đội để ý. Rồi chị được gọi với cái tên rất thể thao – Soa “điền kinh”. Bước ngoặt nghề nghiệp xảy ra với Soa vào khoảng giữa năm 1972, khi ấy, cô TNXP chiến trường mới 18 tuổi đã tự tin đại diện cho đơn vị tham gia Giải điền kinh Thanh thiếu niên toàn tỉnh Nghệ Tĩnh và dành giải Nhất. Trên cái nền ấy, đúng một năm sau, Soa gây tiếng vang lớn khi dành chức vô địch toàn tỉnh nội dung chạy 1.500m.
Bởi khả năng đặc biệt về môn chạy, Soa được chuyển về tỉnh, hoạt động dưới sự chỉ đạo của ngành thể thao. Sau một thời gian tập luyện chuyên nghiệp, năm 1974, chị là đại diện duy nhất của Nghệ Tĩnh tham gia Giải việt dã “Tiến về thủ đô” tổ chức tại Hà Nội. Lần ấy, chị xuất sắc cán đích ở một trong 5 vị trí dẫn đầu và chính thức tạo tên tuổi ở làng điền kinh quốc gia. Từ năm 1975 – 1980, chị liên tiếp vô địch quốc gia và trở thành một tượng đài thực sự của bộ môn điền kinh Việt Nam lúc bấy giờ. Thành tích ấy đã giúp chị 2 lần đứng đầu danh sách 10 VĐV Việt Nam tiêu biểu trong các năm 1978, 1979.
Lire la suite : Lao Dong, 28/09/2014.