Ressources numériques en sciences humaines et sociales OpenEdition Nos plateformes OpenEdition Books OpenEdition Journals Hypothèses Calenda Bibliothèques OpenEdition Freemium Suivez-nous

Archives par mot-clé : témoignage

Oriana Fallaci : La vie, la guerre et puis rien [réédition]

Réédition d’un texte important d’Oriana Fallaci sur la guerre du Viêt-Nam. Présentation de l’éditeur.


La vie, la guerre et puis rien est un témoignage essentiel sur le conflit du Vietnam. Oriana Fallaci débarque à Saigon en novembre 1967 comme correspondante du journal l’Europeo. Elle est la seule journaliste italienne à couvrir cette guerre lointaine. Ses articles connaissent un immense succès et sont traduits dans le monde entier. Son courage devient légendaire, son culot et son franc-parler aussi.

La guerre, Oriana Fallaci l’a connue enfant quand elle faisait partie du réseau de résistance antifasciste créé par son père, mais c’est la première fois qu’elle enfile le treillis du reporter de guerre qu’elle portera ensuite sur de nombreux autres fronts. À peine rentrée du Vietnam en 1968, elle est blessée de trois balles dans le dos pendant le massacre de Tlatelolco à Mexico, dix jours avant l’ouverture des Jeux Olympiques.

« J’ai compris pourquoi on dit que cette guerre est complètement différente de toutes les autres, elle n’a pas un front précis, le front est partout », écrit-elle. Attentats, représailles, offensives menées en pleine ville comme durant celle du Têt à la fin du mois de janvier 1968, Oriana Fallaci ne se contente pas de raconter les événements, elle dit aussi son dégoût profond de cette guerre et de toutes les autres, renvoyant dos à dos ses responsables. Le livre vaut aussi pour la description des rapports de la petite confrérie de journalistes qui tentent de suivre le conflit au plus près. 70 d’entre eux y laisseront leur vie. Oriana Fallaci est morte en 2006.


Oriana Fallaci

Maquisarde pendant la Seconde Guerre mondiale, journaliste et essayiste, Oriana Fallaci a compté au nombre des grands reporters internationaux. Italienne, elle a été attachée à l’Europeo de Milan et a travaillé pour les principaux hebdomadaires et magazines d’Europe et d’Amérique. Ses interviews avec de nombreux chefs d’État et des personnalités internationales sont devenues célèbres.

Source : Les Belles Lettres

Marjorie E. Nelson: To Live in Peace in Midst of the Vietnam War [parution]

Témoignage de Marjorie Nelson sur son travail médical au Sud Viêt-Nam pendant la guerre au sein des Quakers. Présentation de l’éditeur.

This is a historical memoir that follows two separate but parallel stories of the author and her brother taking direct action with Quaker groups in Vietnam in the late 1960’s. One story is the experiences of author Dr. Marjorie Nelson working in South Vietnam at the Quang Ngai Rehabilitation Center, which provided healthcare and therapy to amputees and children affected by the war. It also covers her journey from POW to “guest” of the North Vietnamese following the Tet Offensive in 1968. The other story follows her brother Beryl Nelson who crewed on The Phoenix with AQAG (A Quaker Action Group) and their experiences sailing the South China Sea to deliver medical supplies to the Vietnamese people. A historical memoir, a family story, a war story, and a historical document, with excerpts from letters, journals, interviews and personal accounts of Quaker action in Vietnam during the late 1960’s.

Illustration “à la une” : Majorie et Beryl Nelson sur le Phoenix © DR

Nguyễn Thông : Chuyện TNXP

L’auteur rapporte ses souvenirs sur les Jeunesses de choc et fait le lien entre les trois générations de ce groupement mobilisé pendant la guerre puis après la réunification à Ho Chi Minh-Ville.

Mấy cái ký tự viết tắt ấy để chỉ cụm từ “thanh niên xung phong”. Cũng là một thứ danh hiệu, tên gọi của lực lượng xã hội trong thời đại mà nhiều người chúng ta quen gọi là thời cách mạng.

Cái tên nói lên cái chất. Thanh niên là lứa tuổi trẻ trung, mạnh khỏe, bẻ gãy sừng trâu, lại cộng thêm tinh thần xung phong, năng nổ, vượt lên hàng đầu nữa, thì làm gì chẳng đáng yêu đáng quý đáng trọng. Chỉ nghe nhắc “thanh niên xung phong” lòng đã cảm mến rồi.

Có những nhà báo từng viết rằng TNXP là lực lượng do ông Võ Văn Kiệt tổ chức, lập ra năm 1976, theo tôi viết vậy hơi bị nhầm. Ông Kiệt lúc ấy với chức vụ Bí thư Thành ủy TP.HCM nhận ra rằng cuộc sống trước mắt còn quá nhiều việc phải làm, nhất là cải tạo kinh tế, khai hoang phục hóa, thậm chí phá rừng lấy gỗ, nên đã tổ chức gom những thanh niên đang ngơ ngác thời hậu chiến lại, truyền lý tưởng cho họ, giao nhiệm vụ cho họ, gọi là lực lượng TNXP TP.HCM. TNXP của ông Kiệt, vốn xuất thân từ giới trẻ Sài Gòn, mà rất nhiều trong đó là sinh viên, học sinh đang ở ngã rẽ cuộc đời, là con em công chức “ngụy quân ngụy quyền” có trình độ, học thức cao, đã làm vẻ vang cho danh hiệu mà họ mang: TNXP. Phải công nhận, thời những năm đầu hậu chiến đánh Mỹ, TNXP tượng trưng cho sức trẻ, nhiệt tình, sự hăng hái, quên mình, chịu khó chịu khổ, đi đầu, vẻ đẹp trong sáng. Đó là thứ danh hiệu rất đẹp của một thời.

Nhưng tên gọi này, lực lượng này thực ra không phải bắt đầu từ thời ông Kiệt. Nó có từ hồi kháng chiến chống Pháp. Bên cạnh bộ đội, du kích và dân công hỏa tuyến, trên những ngả đường ra trận thời chống Pháp, nhất là chuẩn bị cho các chiến dịch Hòa Bình, Biên Giới, Điện Biên Phủ… đã có TNXP. Cụ Hồ năm 1950 gặp đội TNXP ở Bắc Kạn đã khen họ “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”. Đó là cụ trò chuyện, khen ngợi TNXP chứ không phải với tuổi trẻ nói chung, sau này người ta cứ vơ vào cho đoàn thanh niên, thực ra đó là của riêng TNXP.

Thời đánh nhau với Mỹ thì TNXP là lực lượng quan trọng, cực kỳ quan trọng là đằng khác, chỉ đứng sau bộ đội. Tôi cũng chả cần diễn giải ra nhiều bởi hầu như ai cũng biết. Chỉ nhấn mạnh rằng thời này đàn ông đàn ang, nam thanh niên vào bộ đội gần hết rồi nên TNXP chủ yếu là đàn bà con gái. Sự nghiệp, việc làm, đóng góp, hy sinh của những cô gái này, nếu có viết thành tiểu thuyết sử thi dày trăm tập cũng chưa kể hết. Điều đáng buồn là, suốt gần nửa thế kỷ hậu chiến gần như chả mấy ai, tổ chức đoàn thể nào thực sự đoái hoài quan tâm đến họ, ngay cả hội nhà văn cũng không có lấy được tác phẩm ra hồn về những Jeanne d’Arc Việt Nam này, trong khi lúc nào cũng kêu gọi phải có tác phẩm ngang tầm thời đại.

Tham gia chiến tranh và sống thời hậu chiến, nếu đàn ông chịu mất mát hy sinh một thì đàn bà chịu bi kịch tang thương gấp mười, đủ mọi mặt. Những nông trường đầy ắp nữ TNXP như kiểu Kim Bôi (Hòa Bình), Quỳ Hợp (Nghệ An), hay những vùng quê nhan nhản đàn bà quá lứa lỡ thì không chồng không con ở Thái Bình, Thanh Hóa, Hưng Yên… sau 1975 chẳng khác gì nấm mồ cỏ xanh chôn vùi dần tuổi xuân, khao khát hạnh phúc của họ, những cô gái Trường Sơn năm nào. Đó chỉ là phần nhỏ trong tấn bi kịch vĩ đại mà nữ TNXP đã trải qua.

Tôi có những kỷ niệm nhỏ với TNXP. Hồi học đại học, lớp tôi có những chị TNXP từ Trường Sơn, từ những cung đường khu 4 ác liệt về với giảng đường. Các chị gầy gò, xanh xao, già trước tuổi, chạy đua với thời gian trong sự học hành, ít khi tốn phí thì giờ chơi nhởi đàn đúm như đám trẻ chúng tôi. Những chị Xuân (Thanh Hóa), chị Ngụ (Hà Tĩnh), Mai Phương (Nam Định)… đúng chất TNXP, cái chất khiến họ thành những chị cả của tập thể sinh viên đầy ngông cuồng, trẻ dại. Nhiều đứa chúng tôi mãi sau này vào đời ba chìm bảy nổi rồi vượt qua được vẫn biết ơn các bà chị từng trải đáng yêu ấy.

Từ năm 1977 tôi dạy học tại Sài Gòn, tại Trường dự bị đại học TP.HCM (lúc ấy gọi là Dự bị đại học Tiền Giang, bởi trường còn tiếp thu cả cơ sở chính của Viện đại học Cộng đồng Tiền Giang). Năm 1978, thầy trò kéo nhau lên Củ Chi cả tuần cùng lực lượng TNXP tham gia đào kênh Đông. Các anh chị Đoàn trường như Lê Thành Thượng, Đái Phụng Thời, Đoàn Ái Thơ, Nguyễn Thị Huệ và đám giáo viên trẻ chúng tôi cũng như các sinh viên tuổi mười tám đôi mươi ở ngay sát lán trại của một liên đội TNXP. Họ sống rất kỷ luật, giờ giấc đâu vào đấy, làm việc vất vả mà hăng say, yêu đời lắm. Ngày làm mệt mỏi thế nhưng đêm nào cũng đàn ca hát xướng tưng bừng, nhất là những bài hát Liên Xô thịnh hành lúc bấy giờ, những Tuổi thanh niên sôi nổi, Cây thùy dương, Chiều Matxcơva, Cachiusa… “lòng ta hằng mong muốn và ước mơ, bàn tay son sắt giương cao ngọn cờ…”. Thầy trò chúng tôi rất yêu mến, kính phục họ, thường lấy tấm gương TNXP để làm mẫu cho sinh viên học tập.

Trong lớp tôi dạy, có những sinh viên vốn từ TNXP được trở về đi học. Tôi nhớ năm học 1979-1980 có cậu trai Dương Thanh Phong, nhà ở đường Huỳnh Mẫn Đạt, quận 5. Phong cao lớn, đẹp trai, hiền, ăn nói nhỏ nhẹ, học giỏi, thạo tiếng Pháp, ai cũng quý. Phong là con một công chức hạng trung của chính quyền cũ, ba Phong bị đi cải tạo, Phong phải tự làm mới lý lịch của mình bằng việc tham gia lực lượng TNXP, chứ không thì chả bao giờ ngóc đầu lên được. Y có lần tâm sự với tôi vậy. Gần Phong, tôi hiểu ra một điều, con cái công chức chính quyền cũ được dạy dỗ rất bài bản, nền tảng, họ rất giỏi, có nhiều thứ mình tuy là thầy họ nhưng thực ra kém họ rất nhiều. Sau này, tôi không biết tốt nghiệp đại học rồi Phong có về lại TNXP không, hay là cũng theo gia đình vượt biên như nhiều gia đình dạng vậy trong nhưng năm sóng gió, nhất là cuối thập niên 70 đầu 80 đầy biến động.

Một anh TNXP nữa là Đoàn Xuân Hải. Thầy trò rất thân nhau. Y học tôi khóa 1982-1983, tuy là trò nhưng chỉ kém tôi vài tuổi. Cũng như Phong, y là con công chức chế độ cũ. Gia đình trước 1975 vào loại khá giả, chả thiếu thứ gì, đùng một cái gần như mất hết. Y vào TNXP để làm lại cuộc đời, có nhiều tài lẻ, viết lách tốt, làm báo Tuyến đầu (của lực lượng TNXP TP.HCM), rồi vào học dự bị. Y vui tính, hiểu biết rộng, chơi với bạn bè chí tình chí nghĩa. Sau này trời đất run rủi thế nào, tôi lại cùng công tác với y ở báo Thanh Niên, là cấp dưới của y. Nhưng anh chàng vẫn đúng mực, một điều thầy hai điều thầy, thật đầu đuôi tình nghĩa. Mỗi lần lực lượng TNXP làm lễ kỷ niệm ngày truyền thống, y dự đầy đủ, chả bỏ lần nào, chơi với toàn “dân” TNXP sừng sỏ như Nguyễn Nhật Ánh, Đỗ Trung Quân, Cao Vũ Huy Miên, Bùi Chí Vinh, Lã Văn Cường, Lê Minh Quốc… Lúc nào y cũng rất tự hào về TNXP và đồng đội. Tôi rất quý y.

Tôi nhớ lại những điều về TNXP và biên ra đây bởi lực lượng này đã có những năm tháng và con người tuyệt đẹp, hành động vì cuộc sống, vì mọi người, cống hiến những năm tháng thanh xuân của họ cho đời thật vô tư, trong sáng.

Nguyễn Thông

Source : Mot The Gioi

Phạm Thanh Nghiên : “Những Mảnh Đời Sau Song Sắt” – Mémoires d’une prisonnière de conscience

Publication aux États-Unis du témoignage de l’ancienne prisonnière de conscience Pham Thanh Nghiên. Présentation en vietnamien :

Những Mảnh Đời Sau Song Sắt – Slices of Life behind bars – A memoir by a Female Prisoner of Conscience: “… Ở mức độ nào đó, tôi viết nó không chỉ với vị trí của một cựu tù nhân lương tâm, mà với tâm thế của một tù nhân dự khuyết. Chừng nào tự do chưa đơm hoa kết trái trên quê hương Việt Nam, những chuyện tù của tôi mãi mãi còn dang dở. Đọc xong cuốn sách này, xin bạn hãy dành một khoảnh khắc của lòng mình để tưởng nhớ những tù nhân đã bỏ mình trong các nhà tù trên khắp mọi miền đất nước. Và nhớ đến những người vì khát vọng tự do mà chấp nhận bị đọa đày trong lao ngục. Cuối cùng tôi muốn nói với bạn rằng, khi bạn cầm trên tay cuốn sách nhỏ Những Mảnh Đời Sau Song Sắt của tôi, hay của bất cứ người tù nhân lương tâm nào, bạn thật sự là người can đảm.”

Source : Tu Luc Mall

Nữ thanh niên xung phong với quyết tâm ”Ba sẵn sàng” [2012]

Article en hommage à Nguyễn Thị Xuyến ancienne recrue des Jeunesses de Choc au Laos en 1972.

Nữ thanh niên xung phong với quyết tâm ”Ba sẵn sàng”

PhuthoPortal – “Trải qua gian khổ chiến tranh, bom rơi, đạn lạc, dù phải chịu nhiều đau thương mất mát nhưng chúng tôi vẫn tràn đầy niềm lạc quan, luôn giữ nụ cười và ánh mắt tin yêu vào cuộc sống”. Đó là lời chia sẻ, tâm sự của cựu thanh niên xung phong (TNXP) Nguyễn Thị Xuyến (sinh năm 1952) khi nhớ về những đồng đội của mình.

NhomNuTNXP_1972
Ảnh bà Nguyễn Thị Xuyến (đứng ngoài cùng bên trái), nữ TNXP Đại đội 7 – Đội TNXP 253 – Tổng đội TNXP 572 chụp cùng các đồng đội tại Sầm Nưa (Lào) năm 1972 © DR

Lần giờ tập ảnh được cất kỹ trong góc tủ cá nhân, bà Xuyến cho chúng tôi xem một tấm ảnh đen trắng chụp 9 cô gái TNXP tại một lán trại ở tỉnh Sầm Nưa (Lào). 9 cô gái đang độ tuổi xuân thì mang theo mình ngọn lửa của tuổi trẻ, của khát khao cống hiến, không tiếc máu xương vì nền hòa bình, tự do. Trong số ấy, có người vẫn còn sống, có người đã ra đi để lại trong lòng những người ở lại nỗi trăn trở mãi không nguôi. Để rồi, những tháng ngày hành quân gian khổ sang nước bạn Lào anh em, những trận bom bi xối xả, cơn sốt rét đến run người, nạn phỉ Vàng Pao và những đêm tắm gội phải có người canh gác… tất cả như thước phim quay chậm dần hiện lên trong ký ức của người nữ TNXP năm xưa.

Những năm 70 của thế kỷ trước, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ba nước Đông Dương đang bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt, yêu cầu chi viện sức người, sức của cho các chiến trường đòi hỏi hết sức khẩn trương, cấp bách. Giữa năm 1972, hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng” do Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh phát động, với khí thế sục sôi “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, gần 2.000 nam nữ thanh niên đất Tổ đã viết đơn tình nguyện lên đường ra trận. Chỉ sau 10 ngày, 1.200 cán bộ, chiến sĩ trong Đội TNXP 253 – Vĩnh Phú trực thuộc Tổng đội TNXP 572 đã tập trung đầy đủ tại địa điểm tập kết, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ mở đường chiến lược, chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên đất nước Triệu Voi. Khi ấy nữ TNXP Nguyễn Thị Xuyến mới tròn 20 tuổi, được biên chế vào Đại đội 7 – Đội TNXP 253 với nhiệm vụ mở tuyến đường chiến lược 217B ở Sầm Nưa (Lào) dài hơn 1.700km.

Nhớ lại một thời hào hùng, oanh liệt nhưng vô cùng gian khổ, hiểm nguy, giọng bà lúc tự hào, lúc bùi ngùi xúc động: “Năm 15 tuổi, tôi là Phó Bí thư Chi đoàn xã Chính Nghĩa, hoạt động trong đội dân quân tự vệ trực chiến do Thành đội Việt Trì quản lý. Hằng ngày, tôi cùng với các anh chị em vừa đi làm, vừa đeo súng trên lưng sẵn sàng chiến đấu. Khi nhận tin Tỉnh đội đang vận động thanh niên lên đường tham gia lực lượng TNXP, tôi đã tình nguyện đăng ký tham gia. Ngày đó, hòa vào đoàn quân của Tổng đội, tôi cùng các đồng đội trong đơn vị đã xung phong ra trận với ngọn lửa sục sôi trong lòng, vượt bao núi cao, ghềnh thác cheo leo để qua biên giới Na Nèo sang đất nước bạn Lào. Ban đêm, xe của ta chỉ được bật đèn gầm vượt đèo mà vẫn bị máy bay địch phát hiện và dội bom. Lúc này chiến sự ở Lào rất ác liệt. Bọn phỉ Vàng Pao thường tập kích tấn công, gây chiến tranh tâm lý, xuyên tạc chia rẽ mối quan hệ đặc biệt giữa ta và bạn. Máy bay địch bắn phá, oanh tạc suốt ngày đêm. Thời tiết khí hậu hết sức khắc nghiệt; muỗi, vắt, ruồi vàng, rắn rếp, sốt rét, ốm đau bệnh tật… Nhiều đêm mưa như trút nước, nước từ các hố bom trên núi ào xuống mang theo cả những cây gỗ lớn nhỏ khiến đoạn đường vừa mở ra bị hỏng hoàn toàn. Nhưng vượt lên trên tất cả, chúng tôi vẫn giữ vững ý chí, quyết giữ cho đường thông, xe vượt an toàn”.

Lire la suite : site de la province de Phu Tho

 

Expériences transnationales de la guerre